Hầu hết các tác phẩm dân gian được sáng tạo đều chủ yếu thuộc nhóm các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Những tác phẩm này sẽ chứa đựng được những giá trị tinh thần cao cả. Do đó tác giả luôn mong muốn thành quả của mình có thể được hoàn thiện nhất. Đồng thời cũng có mong muốn là quá trình sáng tạo sẽ được bảo vệ trước những xâm hại có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Do vậy mà pháp luật cho phép chủ sở hữu áp dụng cách thức bảo hộ bản quyền tác phẩm văn học để ngăn chặn các trường hợp này.
Cách thức bảo hộ bản quyền tác phẩm văn học dân gian
Xem thêm:
>> Hành vi vi phạm bảo hộ bản quyền là gì?
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Tác phẩm văn học dân gian là gì?
Đối với tác phẩm văn học mà tùy theo trường phái sẽ được xếp vào nhóm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong nhóm tác phẩm này sẽ bao gồm cả tác phẩm văn học dân gian. Đây được xem là loại hình chứa đựng các giá trị nghệ thuật và tinh thần gắn với các truyền thống lịch sử hoặc đạo đức xã hội. Điểm đặc biệt là những tác phẩm này gần như được hình thành từ một tập thể chứ không xuất phát từ một cá nhân như hầu hết các loại tác phẩm khác. Cụ thể theo quy định tại Điều 23 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi. bổ sung 2009, 2019 thì:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
– Truyện, thơ, câu đố;
– Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
– Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
– Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Vì đặc trưng của tác phẩm mang tính cộng đồng nên các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm
Bảo hộ bản quyền tác phẩm văn học dân gian
Chính vì là tác phẩm có giá trị lớn nên việc bảo hộ bản quyền tác phẩm lại càng quan trọng hơn. Do vậy mà pháp luật đã cụ thể hóa cơ chế bảo hộ dành riêng cho nhóm đối tượng này.
Tác phẩm văn học dân gian bảo hộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm văn học dân gian là đối tượng được bảo hộ bằng quyền tác giả. Đây là một trong những cơ chế thuộc về quyền sở hữu trí tuệ. Quyền này được áp dụng cho tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian
Quyền tác giả hay bản quyền được xác lập đối với từng loại tác phẩm văn học dân gian. Nếu các tác phẩm khác yêu cầu điều kiện phát sinh quyền tương đối phức tạp hơn thì loại tác phẩm này tương đối dễ dàng hơn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm văn học dân gian được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình.
Vì được bảo hộ bản quyền nên việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (việc sưu tầm, nghiên cứu, biểu diễn, giới thiệu giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian) phải bảo đảm theo quy định tại Điều 23 Luật này. Hay với việc dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy thì phải chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư