Còn mấy ngày nữa đến Tết 2024? là một trong những câu hỏi mà mọi người luôn quan tâm nhiều nhất. Tết Nguyên Đán là dịp đại lễ, ngày để mọi người về thăm gia đình, vui chơi và họp mặt bạn bè. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Ý nghĩa của ngày Tết âm lịch là gì? Hãy cùng đếm ngược những ngày còn lại để đón Tết Nguyên Đán 2024 ngay.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024?
Tết Nguyên Đán còn được gọi là Tết Âm lịch, ngày lễ lớn quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Vì thế, rất nhiều người quan tâm đến việc còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa Tết Âm lịch 2024 hay đêm 30 tết Giáp Thìn là ngày nào?
Như đã biết, năm Quý Mão 2023 có 384 ngày, tính từ Thứ hai, ngày 22/1/2024 (Dương Lịch) – tức ngày 12/12 (Âm Lịch) thì còn khoảng 19 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán 2024 – Năm Giáp Thìn.
Đêm giao thừa 30 Tết Giáp Thìn ngày âm sẽ rơi vào ngày 9/2/2024 Dương lịch (Thứ Sáu) và mùng 1 tết Giáp Thìn 2024 nhằm ngày 10/2/2024 Dương lịch rơi vào Thứ Bảy.
Mùng 1 Tết Giáp Thìn là ngày mấy dương lịch?
Tết Nguyên Đán của nước ta được tính dựa theo lịch Âm, muộn hơn Tết Dương lịch. Thời gian kéo dài Tết Nguyên Đán hằng năm thường bắt đầu từ khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ với 7 ngày đầu năm mới (từ 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng).
Tết năm 2024 là năm Giáp Thìn, với mùng 1 bắt đầu vào Thứ 7 ngày 10/02/2024 và kết thúc năm vào ngày 29/01/2025 theo Dương Lịch.
Như thế, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào ngày Chủ Nhật ngày 11/02/2024, mùng 3 Tết Âm sẽ nhằm ngày thứ Tư ngày 12/02/2024.
Tết 2024 là năm con gì?
Năm 2024 là năm Giáp Thìn hay còn được gọi là năm Rồng. Theo thập nhị Chi tức là 12 con giáp thì Thìn là con giáp đứng thứ 5. Năm 2024 chiếu theo lịch Âm có đến 366 ngày (bắt đầu từ 10/02/2024).
Năm 2024 thuộc hành Hỏa – Phú Đăng Hỏa (đây là ngọn đèn trong đêm, chiếu sáng đến nhiều nơi mà mặt trời, mặt trăng không thể chiếu sáng được. Mệnh này đem đến niềm vui và niềm hạnh phúc cho muôn dân). Vì vậy, năm 2024 này sẽ cực thuận lợi cho nhiều người mệnh Thổ và Hỏa. Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ có mệnh Thổ sẽ cực kỳ may mắn về tài lộc, sự linh hoạt và ổn định trong cuộc sống nếu sinh con trong năm này.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Nguyên nhân ảnh hưởng mạnh mẽ là từ văn hóa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Tết Nguyên Đán cũng là một trong các nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán xuất hiện từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ.
Đến đời Đông Phương Sóc, ông quan niệm rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm giống chó và ngày thứ ba có thêm lợn. Ngày thứ tư sinh ra dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra các loại ngũ cốc. Chính vì vậy, ngày Tết thường được tính từ ngày mồng một cho đến hết ngày mồng bảy.
Ý nghĩa Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán còn có nhiều tên gọi khác là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản chỉ là Tết. Đây là dịp lễ lớn đầu năm Âm lịch nhằm đón chào năm mới, mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia châu Á, Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore,…
“Vào các ngày Tết Nguyên Đán, người Việt Nam sẽ cùng hội tụ bên gia đình của mình. Các thành viên trong nhà sẽ cùng nhau trang trí Tết, nấu mâm cỗ, gói bánh, mứt Tết, trà, thưởng thức phim Tết, trò chuyện nhằm gắn kết tình thân.