Hộ kinh doanh (hay còn gọi là loại hình kinh doanh hộ gia đình) là một mô hình với quy mô nhỏ lẻ được rất nhiều người lựa chọn bởi sự phù hợp và ưu điểm của loại hình kinh doanh này trong thị trường Việt Nam. Vậy loại hình kinh doanh này có đặc điểm như thế nào, ưu nhược điểm ra sao lại trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà đầu tư.
Đặc điểm loại hình kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình do một cá nhân hoặc một hộ gia đình đứng lên làm chủ. Người làm chủ có quyền đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn cả nước.
Thứ nhất, Cá nhân hộ gia đình là chủ sở hữu
Kinh doanh hộ gia đình là một hình thức kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư nhân, với một cá nhân có thể đứng lên làm chủ hoặc một hộ gia đình gồm các thành viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực và đảm bảo các yêu cầu về hành vi dân sự.
Những cá nhân được cấp quyền làm chủ sẽ có toàn quyền quyết định về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, khi kinh doanh hộ gia đình sẽ không có tư cách pháp nhân
Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân cũng như không có con dấu riêng, không được mở những chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như không có thẩm quyền giống như các doanh nghiệp đang hoạt động.
Thứ ba, quy mô kinh doanh nhỏ
Số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng dưới 10 người. Đồng thời với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý và phân công nhiệm vụ được tốt hơn. Lao động thường là người thân trong gia đình
Thứ tư, Công nghệ kinh doanh đơn giản
Với số lượng nhân công chưa đến 10 người thì hộ gia đình kinh doanh những mặt hàng không đòi hỏi quá nhiều về công nghệ.Hộ gia đình có thể kinh doanh một số mặt hàng như cửa hàng tạp hóa, cửa hàng ăn, cửa hàng bán các loại đặc sản hoặc bạn có thể mở cửa hàng mỹ phẩm kinh doanh cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ hoặc sửa chữa điện thoại. Đối với những hộ gia đình làm nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, kinh doanh các gánh hàng rong, ăn vặt hay làm những hoạt động dịch vụ có thu nhập thấp thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp đó là các hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
Ưu điểm, nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh
Ưu điểm của hộ kinh doanh
- Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
- Thủ tục thành lập khá đơn giản;
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
- Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.
Nhược điểm của hộ kinh doanh
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
- Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
- Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động
- Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
Tuy hiện nay việc thành lập Hộ kinh doanh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại hình loại hình kinh doanh hộ gia đình này. Vì vậy, để hiểu rõ hơn và thực hiện đúng các thủ tục khi hoạt động hãy liên hệ về với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn