Loại hình doanh nghiệp có thể nói là chiếm số lượng lớn nhất trong hệ thống các cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. Tình trạng này kéo theo những vấn đề xoay quanh việc thành lập công ty cổ phần cũng được chú trọng không kém. Tuy nhiên một thực tế chứng minh là không phải bất cứ ai muốn tham gia vào thị trường với tư cách công ty cổ phần cũng hiểu rõ về bản chất của doanh nghiệp này. Điều này dễ tiềm ẩn những trở ngại cho sự hình thành và quá trình hoạt động sau này. Vậy nên trước khi có quyết định đăng ký thành lập thì chủ doanh nghiệp cần nắm vững những yếu tố cơ bản sau.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần
Khác với những loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được định nghĩa một cách khác biệt. Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 đã thể hiện rõ khi quy định vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Khi một công ty cổ phần được thành lập thì vốn điều lệ này sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Theo nguyên tắc thì tại thời điểm đăng ký thành lập, vốn điều lệ có thể chưa được góp hoặc chưa được góp đủ. Tuy nhiên các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Quy định về số lượng cổ đông
Điểm b khoản 1 Điều 110 Luật này đã quy định số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty cổ phần ít nhất phải là 3 cổ đông. Trong đó với những công ty mới thành lập thì phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập. Đối với những trường hợp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Chế độ chịu trách nhiệm
Mỗi cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của công ty tùy theo nhu cầu của mình. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào doanh nghiệp. Việc điểm c khoản 1 Điều 110 quy định như thế đã thể hiện chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn của công ty.
Quyền huy động vốn
Cổ phần trong loại hình doanh nghiệp này bao gồm cổ phần phổ thông mà công ty bắt buộc phải có và cổ phần ưu đãi các loại. Theo quy định tại khoản 3 Điều 110 thì công ty cổ phần có quyền được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Việc phát hành có thể được thực hiện theo các hình thức khác nhau.
Trên đây là những vấn đề cơ bản mà chủ đầu tư cần nắm trước khi quyết định thành lập công ty cổ phần. Ngoài ra sẽ còn có một số yếu tố khác liên quan mà bạn có thể tìm hiểu thêm tại Phan Law Vietnam.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn