Liên quan đến nghi án đạo văn trong sách “Báo chí và Truyền thông: Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại”, sáng nay ngày 4-5-2021, Trường Đại học Văn Lang đã tiến hành họp và đưa ra quyết định cách chức 2 tác giả có liên quan là Phó trưởng khoa và Trưởng bộ môn của trường.
Xem thêm:
>> Mở rộng điều tra đường dây xăng giả, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của tổng giám đốc công ty Phúc Lâm
>> Phim “Kiều” – kỳ vọng quá nhiều vào phim phóng tác truyện Kiều?
>> Thu hồi 200 triệu mời Ông Võ Hoàng Yên về chữa bệnh tại Quảng Ngãi
Dính đạo văn, Phó trưởng khoa và Trưởng bộ môn trường Đại học Văn Lang bị cách chức
Sáng nay ngày 4-5-2021, Trường Đại học Văn Lang tiến hành họp liên quan đến nghi án đạo văn trong cuốn sách “Báo chí và Truyền thông: Những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại” – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM do TS Đỗ Văn Biên chịu trách nhiệm xuất bản và nội dung. Cụ thể một bài viết trong quyển sách này có đến 85% nội dung trùng với bài của tác giả nước ngoài.
Trước đó, bài viết “Mối quan hệ giữa chuyên viên PR và nhà báo: dưới góc nhìn đạo đức truyền thông” của tác giả Hoàng Xuân Phương – Vũ Mộng Lân bị GS Jim Macnamara phản ánh đã sao chép 85% nội dung bài báo của ông đăng trên Tạp chí quốc tế Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.
Ngày sau đó, Ban Biên tập đã liên hệ với Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM đề nghị thu hồi sách và tái bản sách mới rút bài vi phạm ra, đồng thời xin lỗi tác giả Jim Macnamara và lời xin lỗi được tác giả Jim Macnamara chấp nhận.
“Sau khi họp, xem xét sự việc, nhà trường quyết định cách chức vụ quản lý của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Hai người này vẫn là giảng viên của khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông đến hết học kỳ này, sau đó nhà trường sẽ có hướng xem xét tiếp theo”, TS Tuấn cho biết.
Bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân cũng đã nhanh chóng liên hệ tác giả Jim Macnamara qua email để ngỏ lời xin lỗi và đã được tác giả chấp nhận. Ngoài ra, hai tác giả cũng đã làm việc với khoa báo chí – truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đề nghị thu hồi sách cũ, xuất bản sách mới và chịu toàn bộ chi phí thiệt hại.
Trường hợp nào sử dụng tác phẩm không cần phải xin phép tác giả?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, tác phẩm được bảo hộ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tác giả đã sáng tạo ra tác phẩm đó. Tuy nhiên trong một trường hợp vì nhu cầu và lợi ích xã hội nhất định mà không mang tính thương mại thì luật cũng quy định trong những trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Bao gồm:
+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Lưu ý là việc sử dụng trên phải đảm bảo 2 điều kiện là: Tác phẩm đã được công bố và Việc sử dụng tác phẩm này không làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm.
Qua vụ việc đạo văn trên, mong rằng các bên liên quan đều rút ra được bài học cho mình. Đặc biệt là bài học về tôn trọng quyền tác giả bởi khi vụ việc xảy ra, thiệt hại không chỉ về vật chất mà trên hết là uy tín, danh tiếng đã dày công xây dựng. Với các tác giả, chủ động bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình khỏi các hành vi vi phạm là điều hết sức cần thiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư