Nhượng quyền thương mại (Franchising) là hoạt động kinh doanh được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại hình thương mại này mang lại những lợi ích và mục tiêu phù hợp giữa chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tìm hiểu về cách tiến hành hợp đồng nhượng quyền thương mại để hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này trong nội dung bài viết dưới đây.
Hợp đồng Franchise đúng chuẩn nhất
Xem thêm
Quy định nhượng quyền lại cho bên thứ ba hiện nay
Tư vấn về điều kiện nhượng quyền thương mại
Hình thức và nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Tổng quan về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền được thực hiện thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại. Quyền thương mại ở đây được hiểu bao gồm một hoặc một số, hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
“a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.”
Hoạt động nhượng quyền thương mại tiến hành dựa trên hợp đồng
Hợp đồng nhượng quyền thương mại cần có nội dung gì?
Hợp đồng nhượng quyền phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hợp đồng này sự thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền về đối tượng được nhượng quyền thương mại, về các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên cũng như xác định giá trị thương hiệu….
Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đáp ứng theo quy định tại Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- “Nội dung của quyền thương mại.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
- Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
- Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.”
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng cần lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền do các bên thoả thuận. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Hai bên giao kết hợp đồng cũng hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền
Để có thể thực hiện giao kết hợp đồng nhượng quyền chính xác, đảm bảo an toàn nhất, bạn cần chuẩn bị được bản hợp đồng thật đầy đủ và hợp lý. Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tối ưu về vấn đề này. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư với hơn 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên viên pháp lý vô cùng chuyên nghiệp. Trong suốt quá trình hoạt động hỗ trợ pháp lý, Phan Law Vietnam đã đồng hành và xây dựng nền móng pháp lý vững chắc cho rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây để được tư vấn chi tiết hơn về hợp đồng nhượng quyền thương mại và các quy định pháp lý liên quan.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995