Song song với vấn đề khởi nghiệp việc thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Vậy việc thành lập công ty được quy định như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản nhất, khái quát nhất về thủ tục đăng ký thành lập công ty.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại nhà
>> Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh đúng pháp luật năm 2020
>> Tư vấn về văn bản đăng ký dự án đầu tư theo pháp luật hiện hành
Thành lập công ty là gì?
Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thành lập công ty là gì theo 2 góc độ sau:
- Ở góc độ kinh tế: Thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ những vấn đề, điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế.
- Ở góc độ pháp lý: Thành lập công ty được xem là thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại những cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tại sao nên thành lập công ty?
Thành lập công ty là tiền đề cho hoạt động kinh doanh
Có nhiều lý do để thành lập công ty, chúng tôi xin liệt kê một số lý do như sau:
- Việc mở công ty sẽ đem lại bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, được nhiều người tin tưởng và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
- Hơn nữa, khi mở công ty, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh sẽ được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.
- Thành lập công ty bạn sẽ tạo việc làm cho nhiều người khác.
- Đăng ký mở công ty, tức là bạn hoạt động dưới quy định cũng như sự bảo vệ của pháp luật, quá trình kinh doanh của bạn trở nên nghiêm chỉnh và hoàn thiện từng ngày.
- Khi mở công ty, bạn có quyền quyết định, quyền quản lý, quyền làm chủ doanh nghiệp của mình.
- Mở công ty đồng nghĩa với việc mở rộng kinh doanh. Thay vì chỉ mở thêm 1 hay 2 chi nhánh bán lẻ nhỏ, bạn có thể thành lập cả một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đó.
- Công ty của Việt Nam có tư cách pháp nhân sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Việc thành lập một công ty giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh, trở thành một ông chủ, giám đốc chính hiệu.
Quy trình thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp
Quy trình thành lập công ty theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Doanh nghiệp soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của sáng lập viên và người đại diện theo pháp luật của công ty ( Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
- Trường hợp góp vốn là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận một cửa Nhận hồ sơ – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố đặt trụ sở chính
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Bước 4: Khắc dấu pháp nhân và thông báo sử dụng mẫu dấu của doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp ủy quyền hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Điểm nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là: “Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận được con dấu pháp nhân và trước khi sử dụng dấu doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Để tránh khi doanh nghiệp thay đổi trụ sở khác quận phải khắc lại con dấu, khi doanh nghiệp khắc con dấu chỉ để địa chỉ thành phố, tỉnh không nên ghi cả địa chỉ quận của doanh nghiệp trên con dấu pháp nhân.
Dịch vụ thành lập Công ty tại Phan Law Vietnam
Dịch vụ thành lập Công ty tại Phan Law Vietnam
Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty sẽ khiến cho tiến độ mở công ty diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, bởi quá trình này sẽ được thực hiện bởi những chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật và dày dặn kinh nghiệm. Bên cạnh đó thì bạn sẽ được:
- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan như lựa chọn loại hình công ty phù hợp, cách đặt tên công ty đúng theo quy định pháp luật, lựa chọn ngành nghề phù hợp, đăng ký vốn điều lệ như thế nào cho hợp lệ…;
- Hỗ trợ soạn thảo và nộp hồ sơ, nhận kết quả tại cơ quan chức năng;
- Tư vấn, hỗ trợ tất cả các thủ tục về khai thuế ban đầu, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, cách ghi hóa đơn, cách tính thuế…;
- Tư vấn & giải đáp thắc mắc liên quan luật & thuế mọi lúc, tận nơi và suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập công ty. Để được hỗ trợ trong việc thành lập doanh nghiệp, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995