Ly dị là một quá trình khó khăn mà vợ chồng phải trải qua nếu không thể sống chung với nhau nữ, đặc biệt khi một trong hai bên quyết định ly dị một cách đơn phương. Bài viết này sẽ nêu rõ nguyên nhân ly dị đơn phương và giải thích cách thức ly dị dựa trên quy định của pháp luật, xin mời các bạn đọc cùng theo dõi.
Ly dị đơn phương là gì?
Ly dị đơn phương chính là ly hôn đơn phương hay gọi đúng hơn là ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: là việc một trong hai vợ chồng muốn ly hôn mà bên còn lại không đồng ý.
Để ly dị đơn phương, người yêu cầu phải có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc đã bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Ngoài ra, còn có một trường hợp được Tòa án giải quyết cho ly hôn ly dị đơn phương là: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Ly dị đơn phương được giải quyết bởi Tòa án có thẩm quyền và giải quyết theo quy trình và thủ tục pháp lý quy định.
Tham khảo: Hồ sơ ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật
Nguyên nhân dẫn tới ly dị đơn phương
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly dị đơn phương là xung đột và mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: xung đột về tài chính, con cái hoặc thậm chí xung đột về tình cảm và niềm tin. Nếu không có khả năng giải quyết hoặc không có sự hòa giải hoặc thay đổi trong mối quan hệ, một bên có thể quyết định ly dị để thoát khỏi tình trạng căng thẳng và khó chịu.
Khi một bên trong mối quan hệ cảm thấy không còn hạnh phúc hoặc thỏa mãn về mặt tình cảm, họ có thể quyết định ly dị. Lý do này có thể xuất phát từ không hiểu biết đúng đắn về tình yêu và tình cảm hoặc do tình cảm thay đổi không còn yêu thương nữa.
Vấn đề tâm lý như căng thẳng, bị bệnh hoặc sự bất ổn tinh thần có thể dẫn đến quyết định ly dị. Một bên có thể cảm thấy không thể tiếp tục mối quan hệ vì vấn đề tâm lý của đối phương.
Có những tình huống mà người ly dị quyết định điều này dưới tác động của một sự kiện cụ thể hoặc một tình huống căng thẳng, khi họ không có thời gian để xem xét quyết định này một cách cân nhắc.
Trong một số trường hợp như bạo lực gia đình về thể chất hoặc tinh thần, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập hoặc ngoại tình có thể là nguyên nhân dẫn đến ly dị đơn phương.

Cách thức ly dị đơn phương dựa trên quy định pháp luật
Căn cứ vào Luật Hôn nhân gia đình 2014 và Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hồ sơ và quy trình thực hiện thủ tục ly dị đơn phương như sau:
Hồ sơ ly dị
Hồ sơ ly dị gồm có: đơn khởi kiện ly hôn, giấy đăng ký kết hôn, CCCD/CMND/Hộ chiếu còn hiệu lực của vợ chồng (bản sao có chứng thực), giấy khai sinh con (bản sao có chứng thực – nếu có), giấy tờ liên quan đến tài sản chung (bản sao có chứng thực – nếu có) và các chứng cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng hoặc bản án của Tòa án đã tuyên người kia bị mất tích…
Thủ tục ly hôn đơn phương
Quy trình cần phải làm khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương là:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người bị kiện cư trú, làm việc hoặc nơi vợ chồng cư trú, làm việc. Người yêu cầu ly hôn khi nộp hồ sơ phải đóng tạm ứng án phí theo quy định.
Bước 2: Tòa án nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, Tòa án sẽ yêu cầu người yêu cầu bổ sung hoặc sửa chữa trong thời hạn 10 ngày. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, Tòa án sẽ thông báo cho người yêu cầu và người bị yêu cầu biết về việc xét xử ly hôn.
Bước 3: Tòa án xét xử ly hôn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Sau khi xem xét toàn bộ các tình tiết của vụ việc. Tòa án sẽ ra bản án ly hôn nếu đáp ứng các điều kiện và giải quyết các vấn đề liên quan như quyền nuôi con, tài sản chung, trách nhiệm cấp dưỡng con cái.
Bước 4: Nếu không có ai kháng cáo trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành. Người yêu cầu và người bị yêu cầu phải tuân theo quyết định của Tòa án và thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định.
Trên đây là tư vấn về thủ tục ly dị đơn phương của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về ly hôn Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư