Lịch âm 2024 Tết Giáp thìn
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là thời gian để sum họp gia đình, thăm hỏi người thân, bạn bè và chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng.
Năm nay, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ rơi vào ngày 10/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 01 tháng Giêng năm Giáp Thìn) và kết thúc vào ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn (tức ngày 14/02/2024 Dương lịch). Trong khoảng thời gian này, người Việt Nam sẽ thực hiện nhiều phong tục và nghi lễ truyền thống, như dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng đón Tết, nấu bánh chưng, bày mâm ngũ quả, cúng giao thừa, chúc Tết, thăm bà con, tặng lì xì, đi chùa xin lộc, xem hoa đào, hoa mai, tham gia các lễ hội truyền thống…
Theo lịch âm 2024 Tết là năm Giáp Thìn, thuộc tính Thổ, mang ý nghĩa của sự vững chắc, bền bỉ, kiên cường. Năm Giáp Thìn cũng là năm của con Rồng, biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy, may mắn và thịnh vượng. Người sinh năm Giáp Thìn thường có tính cách mạnh mẽ, quả cảm, nhiệt tình, sáng tạo và có khả năng lãnh đạo.
Vậy, lịch âm 2024 Tết Giáp thìn và thời gian được nghỉ Tết là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây.
Lịch nghỉ Tết Giáp thìn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
…
Tết Bên cạnh đó, theo thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XB) thì trong Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ bắt đầu được nghỉ từ thứ Năm ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão (tức ngày 08/02/2024 Dương lịch) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Lịch nghỉ Tết Giáp thìn của người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ Tết Giáp thìn năm 2024 như sau:
- Lựa chọn 1 ngày cuối năm Quý Mão và 4 ngày đầu năm Giáp Thìn;
- Hoặc 2 ngày cuối năm Quý Mão và 3 ngày đầu năm Giáp Thìn hoặc 3 ngày cuối năm Quý Mão và 2 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày. Ngoài ra, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo.
Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB&XH khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.
Các tỉnh, thành phố ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 với học sinh các cấp, trong đó có nội dung về Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Do đó, tùy vào từng địa phương thì có ban hành văn bản hướng dẫn về lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 phù hợp. Dưới đây là thông tin về Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh, giáo viên Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh:
TP. Hồ Chí Minh: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày
Theo Quyết định 3260/QĐ-UBND ngày 05/8/2023: Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với học sinh, giáo viên bắt đầu từ ngày 05/02/2024 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 18/02/2024 (Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch).
Hà Nội: Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 8 ngày
Theo Quyết định 4050/QĐ-UBND ngày 11/8/2023: Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh, giáo viên Hà Nội sẽ được thực hiện theo văn bản, thông báo hướng dẫn của UBND TP Hà Nội.
Cụ thể, thời gian nghỉ bắt đầu từ thứ Năm ngày 08/02/2024 đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Tình trạng ùn tắc giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán thường diễn ra do sự tăng cường đi lại lớn của người dân khi họ về quê sum họp, thăm thân và tham gia các hoạt động lễ hội hoặc đi du lịch. Để giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong thời kỳ này, cần thực hiện các biện pháp như:
– Kế hoạch đi lại:
- Người dân nên lập kế hoạch đi lại trước để tránh tình trạng chật chội và ùn tắc.
- Thông tin về tình hình giao thông cần được cập nhật thường xuyên qua các phương tiện truyền thông và ứng dụng di động.
– Chia làm nhiều đợt: Khuyến khích người dân chia làm nhiều đợt đi lại để giảm áp lực lên giao thông vào một thời điểm cụ thể.
– Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng: Tăng cường dịch vụ và số lượng chuyến tàu, xe buýt để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng.
– Kiểm soát phương tiện cá nhân: Thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt đối với xe quá tải và xe cá nhân để giảm ùn tắc và nguy cơ tai nạn giao thông.
– Tăng cường kiểm soát an toàn giao thông: Tăng cường kiểm soát và xử lý nhanh chóng các trường hợp vi phạm giao thông để đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước và các lễ hội đầu năm.
Chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động trong – ngoài; bảo đảm an ninh thông tin, an toàn mạng quốc gia.
Giữ vững an ninh nội địa, bảo đảm an ninh trong công dân, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện phức tạp, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; tăng cường các biện pháp phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép.
Tổ chức tấn công, trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm gây án đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy; phát hiện và xử lý nghiêm các loại tệ nạn xã hội. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn không để diễn ra tình trạng đốt pháo nổ trái phép trong dịp Tết.
Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất cấm khi điều khiển phương tiện giao thông.
Tăng cường rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy, chữa cháy; chủ động sẵn sàng công tác cứu hộ, cứu nạn trên toàn quốc. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam, giữ, giáo dục, giáo dưỡng; thực hiện các chế độ, chính sách với phạm nhân, học sinh, trại viên trong dịp Tết.
Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023.