Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những quyền quan trọng đối với tổ chức, cá nhân đã đăng ký sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp hay sáng chế. Vậy quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì? Tìm hiểu cụ thể hơn về đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ này cùng Phan Law Vietnam nhé.
Xem thêm:
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.
Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những đối tượng nào?
Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì?
Khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ quy định đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Trong đó:
Sáng chế
Là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp kỹ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay chất mới hay sử dụng cơ cấu, phương pháp cũ theo chức năng mới. Như vậy, sáng chế tổn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kỹ thuật là sản phẩm và quy trình, thông qua đó tạo điều kiện cho xã hội trải qua những bước phát triển vượt bậc, ngày càng văn minh và hiện đại hơn;
Kiểu dáng công nghiệp
Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Ở Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo các quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp;
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Phân loại nhãn hiệu như sau:
- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (khoản 17 Điều 4)
- Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. (khoản 18 Điều 4)
- Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, hoặc tương tự với nhau hoặc có liên quan với nhau. (khoản 19 Điều 4)
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (khoản 20 Điều 4)
Tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những gì? mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng với mong muốn giúp quý khách hàng có thêm những kiến thức cần thiết về lĩnh vực này. Để hiểu thêm những quy định, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, quý khách hàng hãy theo dõi website của chúng tôi và liên hệ với chúng tôi để được giải một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thông tin liên hệ của chúng tôi như sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995