Quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô cùng đặc biệt. Loại hình tài sản này khá mới mẻ tuy nhiên giá trị mà nó mang lại cho chủ sở hữu lại vô cùng to lớn. Vì vậy thông qua việc nắm được các khái niệm cụ thể về quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho chủ sở hữu có những hướng bảo hộ quyền lợi của mình tốt hơn. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu thêm các thông tin pháp lý về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền gì?
Xem thêm:
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Luật Sở hữu trí tuệ có quy định quyền của người biểu diễn không?
Quyền tài sản tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền nào?
Quyền tác giả và quyền liên quan quyền như thế nào?
Quyền tác giả và quyền liên quan là những quyền sở hữu trí tuệ quan trọng. Hai loại quyền này tuy gắn liền với nhau nhưng mang những đặc điểm, tính chất và đối tượng bảo hộ khác nhau.
Quyền tác giả
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”. Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ
Quyền liên quan đến quyền tác giả
Theo định nghĩa tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”. Những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:
- Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ
- Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là nhánh còn lại của quyền sở hữu trí tuệ. Theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Không giống như cơ chế tự động phát sinh bảo hộ của quyền tác giả, đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm của mình. Cụ thể hơn, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
- Đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
- Đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
Để Phan Law Vietnam hướng dẫn cụ thể hơn cho bạn về quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các thủ tục pháp lý liên quan; hãy trao đổi thêm với các luật sư của chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995