Năm 1824, chữ nổi đã được ra đời – bảng chữ có thể đọc được mà không cần phải nhìn. Điều này đã mang tới hy vọng về con chữ cho hàng trăm ngàn người khiếm thị. Chỉ với 6 chấm tròn được đục nổi trên mặt giấy, chữ Braille có thể biểu thị gần như tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới. Ngay cả những thứ tiếng có chữ viết phức tạp nhất như tiếng Trung, tiếng Nhật, Ả Rập hay Do Thái… đều có thể được quy ra chữ nổi.
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Theo điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm chữ nổi là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Về nguyên tắc, khi muốn chuyển tác phẩm này sáng tác phẩm khác (dạng tác phẩm phái sinh) thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ). Nhưng đối với việc chuyển tác phẩm đã công bố sang chữ nổi cho người khiếm thị thì không cần phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm (điểm I Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ).
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về quyền tác giả có bảo hộ cho tác phẩm chữ nổi hay không? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn