Việc lựa chọn các loại hình doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là công tác có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không đơn giản chỉ là một sự lựa chọn theo ý muốn mà còn là quyết định có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của công ty sau đó. Theo Luật doanh nghiệp có hiệu lực hiên hành thì hiện nay có loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Chính vì vậy mà việc so sánh loại hình doanh nghiệp để thấy rõ được ưu đặc trưng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc chọn lựa loại hình phù hợp với từng điều kiện kinh doanh.
>> Tìm hiểu thêm về thành lập doanh nghiệp: Tư vấn về thành lập doanh nghiệp năm 2021
Thành viên công ty
* Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa là 50 thành viên (có thể là cá nhân hoặc tổ chức)
* Công ty cổ phần: Ít nhất là 3 cổ đông và không hạn số lượng tối đa (có thể là tổ chức hoặc cá nhân)
* Công ty hợp danh: ít nhất 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể có thêm thành viên góp vốn và thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Chế độ chịu trách nhiệm
Chế độ trách nhiệm là tiêu chí quan trọng khi So sánh loại hình doanh nghiệp. Giúp doanh nhân lựa chọn loại hình phù hợp nhất với mình.
* Doanh nghiệp tư nhân: Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ
* Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
* Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình riêng với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Tư cách pháp nhân
* Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân
* Những loại hình doanh nghiệp còn lại đều có tư cách pháp nhân.
Huy động vốn
* Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành chứng khoán
* Công ty trách nhiệm hữu hạn: được phép phát hành trái phiếu
* Công ty cổ phần: được phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn.
* Công ty hợp danh: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Chuyển nhượng vốn
* Doanh nghiệp tư nhân: có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp tư nhân
* Công ty trách nhiệm hữu hạn: ưu tiên chuyển nhượng đối với các thành viên của công ty. Chỉ khi các thành viên không mua hoặc mua không hết thì mới được phép chuyển nhượng cho các chủ thể khác (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán).
* Công ty cổ phần: Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
* Công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. Còn thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trên đây là so sánh loại hình doanh nghiệp cơ bản nhất nhằm giúp các chủ doanh nghiệp tương lai có cái nhìn tổng quát nhất. Nếu cần được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ Phan Law Vietnam để được hỗ trợ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn