Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi được biết là những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ được để lại thừa kế, vậy trong trường hợp tác phẩm không có người thừa kế thì có phải nhà nước sẽ trở thành chủ sở hữu tác phẩm đó? Mong Phan Law tư vấn giúp tôi .
Xin chân thành cảm ơn.
Tranh dân gian được bảo hộ dưới loại hình tác phẩm nào?
Trích dẫn tài liệu trong công trình nghiên cứu văn hóa dân tộc phải thỏa mãn các điều kiện nào?
Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tác có quyền công bố tác phẩm?
Trả lời:
Nhà nước là một trong những chủ thể có thể trở thành chủ sở hữu quyền tác giả trong những trường hợp nhất định. Vì là chủ sở hữu quyền tác giả đặc biệt nên những tác phẩm thuộc trường hợp này luôn có những quy định đặc thù. Chỉ những tác phẩm đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì mới có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
- Tác phẩm khuyết danh
- Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản
- Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước
Đặc biệt đối với tác phẩm không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản. Ngoài việc không có người thừa kế thì tác phẩm đó còn phải đáp ứng được điều kiện là còn trong thời hạn bảo hộ. Thời hạn bảo hộ này được hiểu là thời hạn đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm cùng các quyền tài sản trong cơ chế quyền tác giả.
Khi một tác phẩm đáp ứng được được cả hai điều kiện này thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó chính là Nhà nước. Còn đối với những tác phẩm không hội tụ đủ những điều kiện này thì tùy từng trường hợp mà sẽ được xác định khác nhau.
Để biết cách sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước một cách chi tiết hơn, bạn có thể nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của Phan Law Vietnam.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn