Lạm phát là gì? Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Để trả lời chong những câu hỏi này, xin mời quý khách cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tình hình lạm phát ở Việt Nam qua các năm
>> Lạm phát được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam?
>> Lạm phát là gì? Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam.
Lạm phát là gì?
Lạm phát có tên tiếng anh là Inflation, đó sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô. Ở một quốc gia, trong điều kiện bình thường một đơn vị tiền sẽ mua được một đơn vị hàng hóa, khi lạm phát thì một đơn vị tiền đó không còn mua được một đơn vị hàng hóa nữa mà phải cần thêm hai hoặc ba đơn vị tiền.
Khi lạm phát xuất hiện sẽ làm ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội,… . Nếu không có chính sách kịp thời hay không dự đoán được, từ đó sẽ tác động đến cơ cấu nền kinh tế, mất đi cân đối và dẫn đến các hoạt động tài chính rơi vào khủng hoảng, đồng thời các nguồn ngân sách Nhà nước bị sụt giảm, hoạt động sản xuất bị suy thoái.
Lạm phát có 3 mức độ cụ thể là:
- Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
- Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
- Siêu lạm phát: trên 1000%.
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng lạm phát qua các năm của nền kinh tế cụ thể như sau:
⇒ Tình trạng cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo dài khiến cho đồng tiền dần bị mất giá vì nhu cầu tiêu dùng tăng lên, từ đó các mặt hàng khác cũng lần lượt tăng theo.
⇒ Xuất khẩu: Do các hàng hóa xuất khẩu tăng lên dẫn đến số lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn số lượng hàng hóa cung cấp. Do đó, hàng hóa được được tổng hợp thu gom lại để thực hiện mục đích xuất khẩu khiến lượng hàng cung ứng trong nước giảm mạnh. Giá cả bị giảm khi thu gom sẽ tăng lên lại và tình trạng lạm phát xảy ra.
⇒ Nhập khẩu: Giá trị của hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng và giá cả trên thị trường thế giới tăng. Từ đó, giá bán ra trong nước tăng theo và sẽ đạt đến mức lạm phát.
⇒ Tiền tệ: Ngân hàng giao dịch mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn sẽ nhiều, từ đó nhu cầu, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ cũng sẽ tăng cao.
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay
Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:
- Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.
- Lạm phát chuỗi cung ứng bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều (với tỉ lệ 37% chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế).
- Giá nguyên nhiên liệu tăng cao, trong khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%. Đặc biệt xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình. Theo tính toán của cơ quan chức năng, khi giá xăng dầu trong nước tăng 10% sẽ làm cho lạm phát tăng 0,36%.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư