Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền chính là việc tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu độc quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, đăng ký thương hiệu độc quyền cho dịch vụ ăn uống chính là việc mà chủ thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm của mình. Căn cứ theo quy định tại khoản a mục 7.1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN thì tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một tài liệu tối thiểu bắt buộc phải có.
Yêu cầu đối với tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Người nộp đơn phải nộp 02 tờ khai theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN này với các lưu ý sau đây:
a) Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
b) Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định của pháp luật.
c) Đối với nhãn hiệu chứng nhận, người nộp đơn phải mô tả tóm tắt trong tờ khai đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu (các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu).
d) Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó.
e) Phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.
Hướng dẫn cách viết tờ khai đơn đăng ký nhãn hiệu
– Ô số 1: dán mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký vào Ô số 1 sao cho kích thước mẫu nhãn hiệu không vượt quá hình ô số 1 (thông thường kích thước sẽ nhỏ hơn 8cm x 8cm)
– Màu sắc & Mô tả nhãn hiệu:
+ Màu sắc: Khách hàng sẽ ghi tất cả những màu có trong nhãn hiệu: Đen, Trắng, Xanh, Nâu Đỏ….vv.
+ Mô tả nhãn hiệu: mô tả sơ qua nhãn hiệu để chuyên viên hiểu rõ nhãn hiệu gồm phần hình, phần chữ, màu sắc,…
– Ô số 2: Thông tin chủ đơn: điền đầy đủ thông tin chủ đơn như tên Công ty, địa chỉ công ty hoặc tên cá nhân, địa chỉ cá nhân, điện thoại, email, fax;
– Ô số 8: Chủ đơn hoặc người đại diện chủ đơn ký tên (chỉ ký, không cần ghi rõ họ tên)
– Ô số 5: Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký.
– Ô số 7: Ghi danh mục nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu dự định đăng ký
Ví dụ: Dịch vụ ăn uống là nhóm 43 theo phân loại Nice.
Như vậy, tổ chức cá nhân có thể đăng ký nhãn hiệu độc quyền còn có tên gọi khác là đăng ký logo độc quyền hay đăng ký thương hiệu độc quyền cho sản phẩm, dịch vụ ăn uống của mình. Dù gọi thế nào đi nữa thì về mặt bản chất điều là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn về các quy định liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn