Ai được hưởng thừa kế?
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015, người được hưởng thừa kế là cá nhân thì được hưởng thừa kế xác định theo di chúc hợp pháp hoặc theo pháp luật trong trường hợp không có di chúc. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Khi có di chúc, việc hưởng thừa kế được thực hiện theo ý chí của người lập di chúc, miễn là di chúc đó không vi phạm các quy định về hình thức và nội dung theo Bộ luật Dân sự.
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, thừa kế được xác định theo pháp luật dựa trên các hàng thừa kế. Cụ thể:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quy định này đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời phản ánh sự công bằng và trật tự trong việc phân chia tài sản sau khi một người qua đời.
Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?
Con ngoài giá thú vẫn có quyền hưởng thừa kế như con trong giá thú. Cụ thể, khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định rằng con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau với cha mẹ của mình.
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy, việc hưởng thừa kế có thể diễn ra theo hai hình thức:
- Theo di chúc: Nếu người để lại di sản có lập di chúc và chỉ định con ngoài giá thú là người thừa kế, thì người này sẽ được hưởng di sản theo nội dung di chúc. Nếu không có tên trong di chúc nhưng là con chưa thành niên hoặc con thành niên không có khả năng lao động, con ngoài giá thú vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế.
- Theo pháp luật: Nếu không có di chúc, di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con ngoài giá thú thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi của người chết.
Việc con ngoài giá thú có quyền hưởng thừa kế như con trong giá thú theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của tất cả các con, không phân biệt tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về thừa kế giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của con ngoài giá thú và tránh những tranh chấp không đáng có trong gia đình.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư