Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì tác phẩm văn học được bảo hộ bản quyền kể từ khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau (tham khảo Khoản 1 Điều 6, điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
Bản thảo được hiểu là bản viết tay/đánh máy của chính tác giả hoặc những văn bản tác giả đọc cho người khác viết hoặc đánh máy trong quá trình sáng tạo ra tác phẩm. Bản thảo là nguồn văn bản quan trọng nhất trong việc xác định văn bản chuẩn của tác phẩm, là tư liệu có giá trị cho việc nghiên cứu lịch sử hình thành tác phẩm văn học, quá trình sáng tác của nhà văn, là đối tượng của các bộ môn khoa học như văn bản học. Một tác phẩm có thể có nhiều bản thảo khác nhau do có sự sửa chữa, bổ sung nhiều lần của tác giả. Mặc dù bản thảo chưa hoàn thiện, tức là chưa hoàn thành tác phẩm nhưng đã được tác giả dùng thời gian, công sức của mình để sáng tác ra và được thể hiện dưới dạng chữ viết nên sẽ được bảo hộ quyền tác giả mà không phụ thuộc vào nội dung bản thảo, đã đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước hay chưa (tham khảo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về bản thảo tác phẩm văn học có được bảo hộ? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn