Trong một thời đại mà thông tin và nội dung tác phẩm văn học có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ trực tuyến, việc bảo vệ quyền tác giả nói chung và bảo vệ bản quyền sách nói riêng ngày càng quan trọng. Do đó, việc đăng ký bản quyền sách và bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng cũng đang là đề tài nóng mà mọi người quan tâm.
Quy định về bản quyền sách
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì sách cũng là loại hình được bảo hộ:
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;…”.
Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì: “Tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.” .
Do đó, tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sách có quyền sao chép, quyết định về việc phát hành và kinh doanh sách… dù tác phẩm được thể hiện dưới dạng văn bản giấy hay văn bản điện tử hoặc dưới dạng ký tự khác.


Xem thêm: Các loại hình tác phẩm được đăng ký bản quyền tác giả
Xử lý hành vi vi phạm bản quyền sách
Khi sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép (hành vi sử dụng, sao chép, tẩy xóa, sửa chữa, xuyên tạc, … mà chưa được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu bản quyền sách), trừ khi có sự cho phép. Do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền như: quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc xâm phạm tới các lợi ích được bảo vệ thì đã vi phạm bản quyền sách theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022.
Đối với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm sách sẽ bị xử lý hành chính theo Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Đới với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, Hành vi xâm phạm bản quyền sách là một hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật là phạt hành chính và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bảo vệ bản quyền trên không gian mạng theo yêu cầu luật định.
Hơn nữa, người thực hiện hành vi sao chép tác phẩm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.


**Vào sáng ngày 15/9/2023, tại hội trường Trung tâm báo chí TP Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng”.
Hội thảo là diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các đơn vị xuất bản Việt Nam và các nước Đông Nam Á để thảo luận và trao đổi kinh nghiệm, giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ bản quyền sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế lĩnh vực xuất bản.
Theo Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: Hiện nay nạn sách giả, sách lậu đã có thể gọi là “quốc nạn”. Nó giống như một thứ vi rút, một thứ dịch bệnh liên tục bào mòn sức khỏe văn hóa, sức khỏe tinh thần của cộng đồng. Nhìn xa hơn, nạn sách giả, sách lậu còn làm xấu hình ảnh của đất nước, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh văn hóa của Việt Nam nói riêng. Với một quốc gia mà nạn xâm phạm bản quyền diễn ra ngang nhiên từ năm này qua năm khác với quy mô ngày càng lớn, các nhà đầu tư hiển nhiên sẽ dè dặt khi hợp tác. Dẹp hay không dẹp được tệ nạn này, nó sẽ cho thấy năng lực quản lý và quyết tâm của nhà nước trong việc làm trong sạch hóa môi trường văn hóa và kinh doanh của đất nước.
Luật sư Phan Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP Hồ Chí Minh, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Thái Bình Dương đã chỉ ra: Việc vi phạm bản quyền trên môi trường số của Việt Nam hiện nay muôn hình vạn trạng, rất khó xử lý vì sự lắt léo và trình độ của người xâm phạm cũng rất cao. Có khi cơ quan quản lý tốn mấy tháng trời để ngăn chặn 1 website thì đối tượng vi phạm chỉ cần 15 phút để chuyển sang 1 website mới có tên miền tương tự. Ví dụ, thay vì tên miền là phimmoi thì họ lấy tên là phimmoix, phimmoizz, phimzmoi… Khi làm tên miền mới, họ đã có ngay khoảng 10 triệu lượt view, ngay cả khi cơ quan quản lý đã phối hợp với google chặn được đến 80% các fanpage liên quan. Lý do là người sử dụng tự thông báo qua các hội, nhóm và chỉ cho nhau kéo qua trang mới.
Một ví dụ điển hình khác là các bài tóm tắt, núp bóng review (giới thiệu) phim. Thay vì phát cả bộ phim 90 phút, các đối tượng cắt nhỏ, mỗi video còn chừng vài phút, tóm tắt toàn bộ phim để phát trên tiktok, facebook… Liên kết các video, người xem có thể hiểu toàn bộ phim nên không cần xem bản đầy đủ nữa. Các hành vi này gây thiệt hại cho những người sáng tạo. Nhà sản xuất phim không thu hồi được vốn nên khó tái đầu tư cho hoạt động sáng tạo.
Cũng theo luật sư Phan Vũ Tuấn, hiện nay, pháp luật Việt Nam về bảo vệ bản quyền tác phẩm đã có những tiến bộ, đưa ra những khái niệm mới, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ trung gian như là nơi quản lý các chợ trên không gian ảo. Nếu cái chợ đấy kiểm soát tốt, không cung cấp hàng giả, hàng nhái thì người tiêu dùng không có cơ hội mua. Ngược lại, chợ bán hàng giả thì khó cấm người tiêu dùng bước vào chợ mua hàng giả, vì có khi, bản thân người dùng cũng không biết họ đang mua hàng giả. Vì vậy, chúng ta cần yêu cầu các đơn vị trung gian không đưa các sản phẩm giả, không lưu trữ, không tạo điều kiện cho các đơn vị xâm phạm để người dùng không tiếp cận được. Các nhà sản xuất cần liên kết, hợp tác với nhau, thông qua các tổ chức, hiệp hội để bảo vệ bản quyền tác phẩm, kiến nghị thay đổi chính sách như tăng mức xử phạt, đề nghị sớm có tòa án riêng về sở hữu trí tuệ – một trong số các nguyên nhân khiến nhiều vụ kiện vi phạm bản quyền kéo dài thời gian qua, trong đó có vụ tranh chấp bản quyền bài thơ “Gánh mẹ” phải mất hơn 4 năm…
Một giải pháp khác, theo luật sư Phan Vũ Tuấn, đó là mỗi nghệ sĩ, người sáng tạo kêu gọi cộng đồng người hâm mộ của mình không xem phim, nghe nhạc ở các trang web lậu. Khi bị vi phạm thì mạnh dạn khởi kiện, vì chi phí kiện ở Việt Nam hiện không cao và nghệ sĩ, nhà sản xuất còn có sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, người hâm mộ…
Theo báo Công an nhân dân online
Đăng ký bản quyền sách
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mở ra một kỷ nguyên số, kéo theo đó để tiện lợi và phổ biến tác phẩm tới người đọc thì các tác phẩm văn học được chuyển đổi thành văn bản điện tử. Cho nên, việc đăng ký bản quyền sách cũng được quan tâm hơn và đặc biệt là làm sao bảo vệ được bản quyền sách trên không gian mạng vì chỉ cần có internet là có thể sao chép tác phẩm về mà không kiểm soát được làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người sáng tạo và các doanh nghiệp sáng tạo (như doanh thu của tác phẩm…).
Do đó, để bảo vệ bản quyền sách khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng tác phẩm mà không có sự cho phép hoặc trả phí sử dụng cho tác giả. Tác giả/ chủ sở hữu tác phẩm sách cần nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sách tới Cục bản quyền tác giả để bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đó.
Để tránh mất thời gian và rủi do không đăng ký bản quyền thành công vì hồ sơ không hợp lệ, Quý khách có thể liên hệ với văn phòng luật sư Phan Law Vietnam để được tư vấn quy trình và hỗ trợ soạn thảo đơn cùng với chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký gửi tới Cục bản quyền tác giả để thực hiện thủ tục.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư