Kinh doanh bao lì xì Tết mang hình tiền, hình “sổ đỏ”
Dịp Tết, nhiều bạn trẻ “khởi nghiệp” với hình thức kinh doanh tự in bao lì xì để bán. So với những bao lì xì truyền thống, những bao lì xì Tết hand-made đa dạng về kiểu mẫu và cập nhật xu hướng trẻ hơn, nên thị trường này vô cùng rộng mở. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến những vấn đề pháp lý cần lưu ý.
Hẳn chúng ta không xa lạ với những bao lì xì Tết in hình tờ tiền, từ Đô la Mỹ, đến Yên Nhật và cả Đồng Việt Nam. Tuy nhiên việc in hình tiền lên bao lì xì để kinh doanh có thể bị xử phạt.
Căn cứ Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và khoản 3 Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg, việc sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước đều bị nghiêm cấm.
Theo đó, Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định, người vi phạm in hình tiền lên bao lì xì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện và buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp. Nếu người vi phạm là tổ chức, mức phạt sẽ nhân lên gấp đôi.
Ngoài ra, việc in bao lì xì mang kiểu dáng, hoa văn sao chép Quốc kỳ, Quốc huy (ví dụ: bao lì xì in hình sổ đỏ), cũng có thể bị xử lý tùy mức độ.
Trường hợp người vi phạm có hành vi quảng cáo bao lì xì gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm Quốc kỳ, Quốc huy sẽ bị phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tùy trường hợp cụ thể, còn có thể bị truy tố về tội xúc phạm quốc huy theo quy định tại điều 351 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 với mức phạt tù cao nhất đến 3 năm.
Tự in bao lì xì Tết và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhiều người sao chép hình ảnh, hoa văn, kiểu dáng công nghiệp, thậm chí là slogan, nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ độc quyền, để in lên bao lì xì và kinh doanh. Đây là những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có thể bị buộc tiêu hủy và bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Thậm chí, người vi phạm còn có thể bị xử lý về hành vi giả mạo sở hữu trí tuệ, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Do đó, khi kinh doanh bao lì xì Tết handmade, tốt nhất bạn nên tự sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng hoặc nếu sử dụng mẫu mã, kiểu dáng của người khác, thì phải có sự đồng ý chính thức của họ.
Nếu bạn tự sáng tạo ra các hình thức thể hiện, mẫu mã, kiểu dáng cho bao lì xì, thì trước khi kinh doanh, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp tự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho bản thân. Theo đó, bạn có thể tìm đến dịch vụ đăng ký quyền tác giả, đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại các công ty uy tín để được tư vấn bảo hộ quyền.
Bảo vệ bản quyền bao lì Tết với Phan Law Vietnam
Nổi tiếng là đơn vị cung cấp các dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong nhiều năm qua, Phan Law Vietnam đã và đang đồng hành với nhiều đối tác lớn.
Phan Law Vietnam tự tin có kinh nghiệm tư vấn và lên phương án khả thi giúp Quý Khách hàng thành công bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình.
Quý Khách hàng không cần ngần ngại, hãy liên hệ chúng tôi để được trải nghiệm đăng ký bản quyền bao lì xì Tết ngay từ hôm nay.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư