Trong cuộc hôn nhân, khi tình cảm không còn để duy trì mối quan hệ này và hai người vợ chồng đều nhận thấy rằng việc kết thúc một cuộc hôn nhân một cách hòa bình là lựa chọn tốt. Trước tiên cần viết đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gửi tới Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn.
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là đơn xin ly hôn mà trong đó vợ chồng cùng đồng ý với việc ly hôn và đã thỏa thuận về các vấn đề liên quan như quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là một hình thức ly hôn mà các bên thể hiện sự đồng thuận và hiểu biết đối với việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân của họ một cách hòa bình.
Trong đơn này, một vợ và chồng thường diễn đạt ý muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của họ thông qua hình thức thuận tình. Họ đã thảo luận và đạt được thỏa thuận về nhiều khía cạnh quan trọng của việc ly hôn. Điều này có thể bao gồm việc xác định người nào sẽ có quyền nuôi con, thời gian gặp gỡ con cái, và cách phân chia tài sản gia đình. Hơn nữa, các bên thường cũng định rõ trách nhiệm về việc cấp dưỡng cho con cái nếu có.
Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thể hiện tôn trọng sự tự quyết định của cả hai bên và thúc đẩy một quá trình ly hôn không gây xung đột hoặc tranh cãi. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và stress cho cả hai bên và cung cấp một phương án tự do và hòa hợp để tiếp tục cuộc sống riêng sau ly hôn. Tuy nhiên, đơn này cũng phải được xem xét và chấp nhận bởi Tòa án.
Nội dung đơn công nhận thuận tình ly hôn
Đơn công nhận thuận tình ly hôn thường bao gồm các nội dung sau đây:
– Thông tin cá nhân của vợ chồng:
- Tên đầy đủ của vợ, chồng (người nộp đơn).
- Ngày tháng năm sinh của vợ, chồng.
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng.
- Địa chỉ hiện tại của vợ, chồng.
– Về quan hệ hôn nhân:
- Ghi rõ thời gian kết hôn và chung sống cùng nhau. Xác nhận rằng vợ và chồng đang sống cùng nhau hay sống mỗi người một nơi.
- Nêu rõ rằng họ đều đồng ý với việc ly hôn và muốn kết thúc mối quan hệ này theo hình thức thuận tình.
– Về con cái (nếu có), ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh của các con cũng như quyết định về người nào sẽ có quyền nuôi, thời gian gặp gỡ con cái, và nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Về tài sản chung (nếu có): Liệt kê danh sách tài sản cụ thể và cách phân chia.
– Về nợ chung (nếu có): Ghi rõ khoản nợ, tên người cho mượn nợ và nghĩa vụ, thời gian trả nợ.
Cam kết và chữ ký:
- Cam kết rằng việc ly hôn là tự nguyện và đồng thuận của cả hai bên.
- Chữ ký của vợ.
- Chữ ký của chồng.
Thủ tục công nhận ly hôn thuận tình
Bản chất thuận tình ly hôn là việc Tòa án giải quyết vụ việc dân sự vì đây là vụ việc mà các bên không có tranh chấp nhưng cần Tòa án công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng như chia tài sản và cấp dưỡng nuôi con (nếu có). Cho nên thủ tục công nhận thuận tình ly hôn gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Hồ sơ ly hôn thuận tình bao gồm các loại giới tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Giấy chứng nhận kết hôn (bản chính);
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn ở trên thì nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi cư trú, làm việc của vợ chồng hoặc của vợ/chồng. Có ba cách nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc hoặc tạm trú của một trong hai bên.
- Nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh.
- Nộp qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Lưu ý: Mức tạm ứng án phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn bằng với mức án phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và là 300.000 đồng. (Theo khoản 5 Điều 7 Quyết định 326/2016/NQ-UBTVQH14).
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Nhận giấy triệu tập và tham gia phiên tòa xét xử ly hôn do Tòa án mở. Trong phiên tòa, Tòa án sẽ xem xét và công nhận việc thuận tình ly hôn của hai bên, cũng như các vấn đề liên quan như quyền nuôi con, chia tài sản, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Bước 4: Nhận Quyết định ly hôn
Nhận Quyết định chấp nhận yêu cầu ly hôn của Tòa án. Nếu hai bên không có khiếu nại hoặc kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư