Để bảo vệ tốt quyền tác giả, bản thân tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nên đăng ký quyền tác giả. Và bản thân Nhà nước cũng khuyến khích việc đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả.
Đây không phải là thủ tục hành chính bắt buộc để xác lập quyền tác giả vì quyền tác giả trong pháp luật sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ một cách tự động khi được sáng tạo ra và thể hiện dưới một dạng vật chất định (Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, việc làm này sẽ là biện pháp đảm bảo nhằm ngăn ngừa các rắc rối khi có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh đó, khi có hành vi xâm phạm bản quyền thì tác giả và các chủ thể khác của quyền tác giả có quyền tự bảo vệ tác phẩm của mình bằng các cách sau (Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ):
– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về các biện pháp tự bảo vệ quyền tác giả? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn