According to the Law on Intellectual Property 2005, the following acts shall be regarded as an infringement of the rights of the owner of a work:
1. Seizing copyrights of a literary, artistic, scientific work;
2. Assuming the author’s name of a work;
3. Publishing, disseminating a work without its author’s permission;
4. Publishing, disseminating a co-author work without permission of other co-author(s);
5. Modifying, mutilating or distorting a work in any forms, which is prejudicial to the author’s honor and prestige;
6. Copying a work without permission of the author or the copyrights owner, except for the cases stipulated in Articles 25.1.a and 25.1.đ of the Law on Intellectual Property 2005:
a) Self-reproducing one single copy for the purposes of science research and individual teaching; b) Copying a work for archives in libraries for the purposes of research.
7. Make derivative works without permission of the author or the copyrights owner of the work used to make such derivative work, except forms of use of works stipulated in Article 25.1.i of this Law;
8. Exploiting a work of without permission of copyrights owner, without paying royalties and remuneration and other material benefits under the law; except forms of use of works stipulated in Article 25.1. of the Law on Intellectual Property 2005:
The following forms of use of published works without obtaining permission and paying any royalties, remuneration:
a) Self-reproducing one single copy for the purposes of science research and individual teaching;
b) Reasonable quoting works without alteration of their contents for commentary or for illustration in one’s own works;
c) Quoting from a work without alteration of their contents for use in articles, periodic journals, radio and television programs and documentary films;
d) Quoting from a work for teaching in schools without alteration of the contents not for commercial purposes;
đ) Copying a work for archives in libraries for the purposes of research;
e) Performing dramatic works and other forms of performing arts in cultural gatherings or in promotional campaigns without any form of charges;
g) Directly recording and reporting performances for public information and educational purposes;
h) Taking pictures of or televising works of fine art, photographic, and applied art that have already been publicly displayed for introduction purposes;
i) Translating a work into Braille or the like;
k) Importing copies of others’ works for personal use only.
9. Renting a work without any payment of royalties, remuneration and other material benefits to its author and copyrights owner;
10. Photocopying, producing, disseminating, displaying or communicating a work to the public by broadcasting network or digital devices without permission of the copyrights owner;
11. Publishing a work without permission of the copyrights owner;
12. Intentionally canceling or invalidating technical methods applied by the copyrights owner to protect copyrights of his or her work;
13. Intentionally erasing or amending electronic information on copyrights management of a work;
14. Producing, assembling, altering, distributing, importing, exporting, selling or leasing an item of equipment when knowing or having basis to know that such equipment is used for invalidating the technical measures taken by the copyright owner to protect the copyright to his/her works.
15. Making and selling a work of which the author’s signature is being forged; 16. Exporting, importing, disseminating copies of a work without permission of the copyrights owner.
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì Hành vi xâm phạm quyền tác giả được thể hiện như sau:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị”.
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Cụ thể các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
e) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
f) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
j) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
PHAN LAW Để có thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi. Bạn có thể gọi đường dây nóng 1900 599 995 hoặc điền các thông tin vào mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ xử lý và liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn