Trích dẫn là hành vi biểu hiện của quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác (điểm d Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ).
Về nguyên tắc, khi thực hiện hành vi trích dẫn tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, tại điểm b, c, d Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ có quy định các trường hợp ngoại lê của việc trích dẫn tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Trích dẫn tác phẩm để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình. Phải thỏa mãn những điều kiện sau:
– Tác phẩm dùng để trích dẫn đã được công bố
– Việc trích dẫn không được làm sai ý tác giả
– Mục đích: để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình
Trường hợp 2: Trích dẫn tác phẩm để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu. Phải thỏa mãn những điều kiện sau:
– Tác phẩm dùng để trích dẫn đã được công bố
– Việc trích dẫn không được làm sai ý tác giả
– Mục đích: để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu
Trường hợp 3: Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại. Phải thỏa mãn những điều kiện sau:
– Tác phẩm dùng để trích dẫn đã được công bố
– Việc trích dẫn không được làm sai ý tác giả
– Mục đích: để giảng dạy trong nhà trường và không nhằm mục đích thương mại
Như vậy, để việc trích dẫn không nhằm mục đích thương mại không phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm thì còn cần phải thỏa mãn điều kiện tác phẩm dùng để trích dẫn đã được công bố và nhằm mục đích giảng dạy trong nhà trường
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn