Quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ mà không cần tiến hành đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự. Tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về chủ thể có thể khởi kiện để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan. Cụ thể là chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC, Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam – VLCC, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam – RIAV, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam – VIETRRO) hoặc tổ chức, cá nhân khác để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của họ.
>> Tìm hiểu thêm: Tác phẩm âm nhạc đăng ký bản quyền ở đâu?
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn