Cover nhằm mục đích thương mại được hiểu là một thuật ngữ được dùng để nói về một sản phẩm âm nhạc, bài hát được làm lại (tác phẩm phóng tác – một loại hình tác phẩm phái sinh) hoặc hát lại từ một ca khúc đã hát và thu âm trước đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, kiếm tiền (biểu diễn trước công chúng).
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Thủ tục đăng ký bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Khi muốn cover một bài hát nhằm mục đích thương mại (kiếm tiền) thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho đơn vị nắm bản quyền ca khúc (chủ sở hữu quyền tác giả) (tham khảo điểm a, b Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ)
Nếu bài hát đã hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì dĩ nhiên tác phẩm thuộc về công chúng, bất kỳ ai cũng có thể khai thác, sử dụng mà không cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho đơn vị nắm bản quyền ca khúc. Tuy nhiên, việc sử dụng phải tôn phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả, cụ thể là quyền đặt tên, đứng tên, được nêu tên và quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm (tham khảo Khoản 1, 2 Điều 43 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 28 Nghị định 22/2018/NĐ-CP)
Như vậy, khi ca khúc còn trong thời hạn bảo hộ mà muốn cover nhằm mục đích thương mại thì phải trả tiền cho đơn vị nắm bản quyền ca khúc.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn