Nhãn hiệu tập thể là gì
Theo khoản 17, điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo: Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể như các làng nghề như: Rượu Tuy Lộc, Vãi Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng…Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương.Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Quyền nộp đơn
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể:
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
- Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn Đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể.
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu.
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Để có thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi. Bạn có thể gọi đường dây nóng 1900 599 995 hoặc điền các thông tin vào mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ xử lý và liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn