Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có sáng tác ra một tác phẩm mới dựa trên tác phẩm khác. Tuy nhiên, tôi có xin phép và được chủ sở hữu đồng ý nhưng không làm thành văn bản. Hiện tại, tôi muốn đăng ký cho tác phẩm phái sinh này của mình những không biết có cần văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Giấy ủy quyền đăng ký QTG có những nội dung nào?
Khi đăng ký bản quyền logo có cần phân nhóm sản phẩm?
Khi nào hồ sơ đăng ký bản quyền bắt buộc phải có văn bản đồng ý của đồng tác giả?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT), tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Hiện tại, quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật SHTT. Theo đó, khi bạn muốn sử dụng quyền này cần phải xin phép và trả thù lao cho chủ sở hữu theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật SHTT.
Tuy nhiên, đối với thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 50 bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản sao tác phẩm phái sinh đăng ký quyền tác giả
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Như vậy, hiện tại trong thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền chỉ yêu cầu điền tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh và cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn chứ chưa bắt buộc phải nộp kèm với văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc. Chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn