Nếu trước đây việc tác giả sáng tác và hình thành nên những tác phẩm đều xuất phát từ những nguồn cảm hứng tự phát và mang tính cá nhân. Tuy nhiên hiện nay một phần tác phẩm được hình thành sẽ bắt nguồn từ việc tác giả được giao nhiệm vụ.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo: Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Theo đó các tổ chức mà chủ yếu là các doanh nghiệp sẽ giao nhiệm vụ sáng tạo nên tác phẩm cho tác giả. Đối với những trường hợp đó thì những doanh nghiệp giao nhiệm vụ sáng tác sẽ là một trong những chủ thể được xem là chủ sở hữu quyền tác giả.
Về quyền của chủ sở hữu quyền tác giả này được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Theo đó trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì các tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này. Những quyền chủ thể này sở hữu bao gồm các quyền tài sản và quyền nhân thân gắn liền với tài sản.
Khi đó các doanh nghiệp là chủ sở hữu quyền tác giả trong các trường hợp này cũng sẽ có quyền chuyển giao lại cho các chủ thể hữu khác. Việc chuyển giao này bao gồm các thủ tục về chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả theo quy định tại Điều 45 và Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ.
Đối tượng của việc chuyển giao sẽ là các quyền mà doanh nghiệp giao nhiệm vụ sáng tác được sở hữu. Bên cạnh đó thủ tục này về mặt hình thức bắt buộc phải được thể hiện dưới dạng hợp đồng. Và hợp đồng đó thiết yếu phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định.
>> Tìm hiểu thêm: Tác phẩm âm nhạc đăng ký bản quyền ở đâu?
Để hiểu hơn về thủ tục chuyển giao quyền tác giả, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn