Sở hữu trí tuệ hiện đang là một trong những mảng pháp lý được rất nhiều chủ thể quan tâm cũng như rất được pháp luật hiện hành chú trọng. Đây được xem là loại tài sản mang tính giá trị cao đối với một bộ phận chủ thể trong việc tạo ra những thành quả lao động từ sáng tạo trí tuệ.
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Thành quả đó thường là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu… Khi được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng tương ứng thì chủ sở hữu gần như có toàn quyền đối với thành quả lao động trí tuệ của mình.
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì quyền sở hữu trí tuệ này của chủ sở hữu cũng sẽ bị hạn chế, giới hạn bởi các nguyên nhân khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những giới hạn sau đây:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp.
>> Tìm hiểu thêm: Tác phẩm âm nhạc đăng ký bản quyền ở đâu?
Hy vọng qua nội dung tư vấn trên đây bạn đã có thể nắm rõ các quy định của pháp luật về giới hạn quyền sở hữu trí tuệ. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc liên quan đến vấn đề pháp luật sở hữu trí tuệ, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được tư vấn và giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn