Sao chép là một trong các quyền tài sản thuộc sở hữu của các chủ sở hữu quyền tác giả. Chính vì là quyền của chủ sở hữu nên bất cứ chủ thể nào thực hiện việc sao chép tác phẩm cũng đều cần có sự đồng ý, cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Tuy nhiên trong một số trường bất kỳ chủ thể nào cũng có thể sao chép tác phẩm mà không cần có sự cho phép của chủ sở hữu.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Thủ tục đăng ký bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Một trong số những trường hợp đặc biệt đó được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Đó là trường hợp người thực hiện tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.
Điều kiện để có thể thực hiện sao chép trong trường hợp này mà không bị xem là vi phạm quyền tác giả được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Theo đó việc tự sao chép một bản này chỉ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại. Tức ngoài việc sao chép để phục vụ cho các mục đích kể trên thì người thực hiện chỉ được phép tạo ra tối đa một bản sao. Đồng thời việc sao chép tác phẩm đó không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của tác phẩm cũng như không được gây hại đến bản quyền tác giả, lợi ích của chủ sở hữu. Hơn nữa khi sao chép thì người thực hiện phải điền thông tin về nguồn gốc của tác phẩm, thông tin về chủ sở hữu hoặc tác giả của tác phẩm đó. Khi đó mới đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, bạn có thể liên hệ để được Phan Law Vietnam tư vấn theo thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn