Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta nghe nhiều đến từ “bản quyền”; nhưng để hiểu rõ bản quyền là gì và bản quyền được bảo hộ như thế nào thì lại là khía cạnh pháp lý khác. Phan Law sẽ cung cấp ngay mọi thông tin cần biết về bản quyền trong bài viết này.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền logo: Đăng ký bản quyền logo có khó không?
Bản quyền là gì?
Bản quyền là cách gọi khác của quyền tác giả, đều dành để chỉ các quyền của chủ sở hữu với tác phẩm của mình bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp luật Việt Nam hiện tại sử dụng quyền tác giả trong tất cả các văn bản Luật chứ không sử dụng từ bản quyền, tại sao lại như vậy?
Xuất phát từ sự khác nhau của hai hệ thống pháp luật chính trên thế giới: Civil Law (hệ thống Luật châu Âu lục địa) và Common Law (Pháp luật Anh – Mỹ ). Bản quyền được bảo hộ trong hệ thống Civil Law chú trọng vào quyền nhân thân, có nghĩa là sự gắn kết của tác giả đối với tác phẩm. Có thể thấy rõ điều này thông qua một số nước như Pháp,… và ở hệ thống này, thuật ngữ được sử dụng chính là quyền tác giả (droit d’auteur). Ngược lại, hệ thống Common Law lại quan tâm hơn tới giá trị của tác phẩm mang lại, cụ thể hơn là lợi ích kinh tế khi copy, sao chép, bán các tác phẩm… và sử dụng thuật ngữ Bản quyền (copyright).
Thực chất, bản quyền được xác lập ngay khi bạn hoàn thành tác phẩm của mình mà chẳng cần phải đăng ký bảo hộ; pháp luật đương nhiên ghi nhận quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm tự bạn sáng tạo ra. Tuy nhiên, việc tự xác lập bản quyền của tác phẩm như vậy lại dẫn đến một hệ quả tất yếu là bạn khó có thể chứng minh được chính tác phẩm đó là sản phẩm của mình khi không may có xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy, việc đăng ký bản quyền tuy không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết.
Bản quyền được bảo hộ như thế nào?
Để tác phẩm của mình có cơ sở pháp lý vững chắc, trước hết bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền với Cục Bản quyền tác giả. Bộ hồ sơ đăng ký khá đơn giản:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả
- Bản sao tác phẩm muốn đăng ký
- Các tài liệu chứng minh về tác giả
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể tự tiến hành đăng ký bảo hộ bản quyền hoặc thông qua các đại diện Sở hữ trí tuệ để nộp. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ được gửi cho bạn sau khi Cục Bản quyền tác giả đồng ý cấp.
Khi đã cầm chắc trong tay Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, tất cả các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký đều sẽ bị xử phạt hành chính và bắt buộc khắc phục hậu quả; thậm chí có thể xử lý hình sự. Ví dụ: các hành vi như mạo danh, sao chép trái phép, sửa đổi bất hợp pháp…
Bản quyền được bảo hộ an toàn trước mọi hành vi xâm phạm trái phép
Bạn đã hiểu bản quyền được bảo hộ như thế nào chưa? Nếu vấn có thắc mắc hay bất cứ câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ ngay Phan Law
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn