Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Chưa kể thương hiệu còn là dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu thêm về đăng ký thương hiệu trong bài viết: Đăng ký thương hiệu là gì? Quy trình đăng ký độc quyền thương hiệu
Hiện nay, bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu thì nhiều cá nhân, tổ chức cũng bắt đầu quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền thương hiệu để tạo thành một cơ chế bảo hộ vững chắc nhất cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu về cách thức đăng ký này nhé.
Làm thế nào để đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu?
Thương hiệu được định nghĩa là dấu hiệu có thể bao gồm dấu hiệu vô hình hay hữu hình, đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Cụ thể ở đây là những hình ảnh hay chữ viết dán lên sản phẩm.
Thường thì các doanh nghiệp sẽ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, để tạo nên một cơ chế bảo hộ bao vây thì đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu cũng được quan tâm không kém.
Hiện nay, để thực hiện thủ tục này thì mẫu thương hiệu của doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định. Sau đó, doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ nộp về Cục Bản quyền tác giả.
Sau khoảng 15-25 ngày kể từ ngày cục nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, nếu như mẫu thương hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu
Việc đăng ký bản quyền thương hiệu giúp tác giả (hoặc chủ sở hữu) đảm bảo được đầy đủ các quyền hợp pháp (gồm quyền tài sản và quyền nhân thân). Chưa kể thời gian để được cấp văn bằng bảo hộ ngắn hơn nhiều so với đăng ký nhãn hiệu. Để phòng trường hợp trong quá trình đăng ký nhãn hiệu phát sinh những rủi ro tranh chấp không lường trước được, khách hàng có thể sử dụng hình thức đăng ký quyền tác giả để dự trụ trước.
Hồ sơ đăng ký cần chuẩn bị những tài liệu như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho thương hiệu theo mẫu quy định;
- 02 bản sao mẫu thiết kế thương hiệu (có thể hình màu hoặc trắng đen);
- Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung
- Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
Trong quá trình đăng bảo hộ ký bản quyền thương hiệu tổ chức, cá nhân thường hay gặp khó khăn do chưa quen với thủ tục hành chính về bản quyền. Đặc biệt, là những trường hợp hồ sơ đăng ký gặp trục trặc bị trả về yêu cầu bổ sung, sửa đổi. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng đối với các tài sản sở hữu trí tuệ, Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ làm thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu trọn gói. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và tận tình nhất theo thông tin dưới đây nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn