Đăng ký thương hiệu hay còn gọi là đăng ký độc quyền thương hiệu ngày càng quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Các chủ thể càng ngày càng biết tới tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của bản thân nên đã quan tâm hơn tới việc thực hiện đăng ký thương hiệu. Bài viết dưới đây sẽ nói về quy định pháp luật về đăng ký thương hiệu.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Xem thêm:
>> Đăng ký bản quyền thiết kế như thế nào?
>> Đăng ký bản quyền logo thương hiệu hiệu quả
>> Cách đăng ký bản quyền kênh youtube
Đăng ký thương hiệu là gì?
Đăng ký thương hiệu là gì?
Đăng ký thương hiệu được hiểu là việc chủ sở hữu thương hiệu sẽ tự thực hiện quy trình các bước thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ủy quyền cho chủ thể khác thay mình thực hiện để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho thương hiệu của mình.
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ giúp chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu thương hiệu thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Điều này cho thấy, thương hiệu của bạn đã được nhà nước thừa nhận và bảo hộ cho quyền này của bạn. Thông qua động thái này, chủ sở hữu có thể khai thác thương mại từ thương hiệu, yêu cầu chủ thể xâm phạm quyền dừng ngay hành vi xâm phạm,….
Đăng ký độc quyền thương hiệu diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước đăng ký độc quyền thương hiệu diễn ra như sau:
Bước 1: Tra tính độc quyền của thương hiệu
Vào trang web thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ để tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ thương hiệu đã công bố và các đối tượng đã và đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tra cứu thương hiệu để dự đoán khả năng bảo hộ.
Link đường web: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký
Theo quy định tại Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), thương hiệu thông thường thì cần những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký (02 bản).
- Mẫu thương hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục các hàng hóa/dịch vụ mang thương hiệu.
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
- Văn bản chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Bước 3: Nộp giấy tờ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Nộp trực tiếp hoặc có thể nộp qua đường bưu điện cho Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra giấy tờ hồ sơ có hợp lệ không? Từ đó đưa ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, từ chối chấp nhận đơn. Thời gian kiểm tra 01 tháng từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Sau khi có quyết định về việc chấp nhận giấy tờ hồ sơ hợp lệ thì đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 90 kể từ ngày bạn nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên khi được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm yêu cầu của người nộp đơn (tham khảo khoản 1 Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019))
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Trong thời hạn 42 tháng kể từ ngày bạn nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên khi được hưởng quyền ưu tiên đều có quyền yêu cầu thẩm nội dung với mục đích đánh giá khả năng sẽ được bảo hộ của đối tượng được nêu ra trong đơn đăng ký theo các điều kiện để được bảo hộ (tham khảo khoản 1 Điều 113 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019))
Bước 6: Ra quyết định cấp, từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đáp ứng được tất cả các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn đã nộp phí, lệ phí một cách đầy đủ, đúng hạn. Đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu bao nhiêu?
Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu bao nhiêu?
Chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu theo giá nhà nước áp dụng Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp đính kèm thông tư 263/2016 của Bộ tài chính. Theo đó:
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu.
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí thẩm định về mặt nội dung: 550.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
- Phí thực hiện tra cứu thông tin nhằm nhằm phục vụ cho quá trình thẩm định: 180.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
- Phí phân loại quốc tế hàng hóa: 100.000 đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng độc quyền: 120.000 đồng
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng độc quyền: 120.000 đồng
- Lệ phí cấp GCN: 120.000 đồng (từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm)
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn)
Khi các bạn muốn sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu thì phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu là khoản tiền phải trả cho Cục sở hữu trí tuệ và đơn vị cung cấp dịch vụ khi tổ chức hoặc cá nhân tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu.
Trên đây là những tư vấn về đăng ký thương hiệu. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn, vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995