Bản quyền hay còn được gọi là quyền tác giả – một trong những quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ khỏi các hành vi xâm phạm. Trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ quyền lợi của bản thân đang dần được chú trọng hơn. Muốn làm được điều đó thì bạn cần có cái nhìn chung về đăng ký bản quyền là gì và các vấn đề liên quan.
>>> Tìm hiểu thêm về đăng ký thương hiệu trong bài viết: Đăng ký thương hiệu là gì? Quy trình đăng ký độc quyền thương hiệu
Thuật ngữ đăng ký bản quyền là gì?
Đăng ký bản quyền hay còn gọi là đăng ký quyền tác giả được hiểu là một thủ tục hành chính được tiến hành bởi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký bản quyền tới cơ quan đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm đăng ký. Khi được Cục bản quyền tác giả cấp GCN đăng ký, tác giả/chủ sở hữu tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng tác phẩm đã đăng ký trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bản quyền là hình thức không bắt buộc, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền.
Đăng ký bản quyền cho tác phẩm có bắt buộc không?
Đăng ký bản quyền cho tác phẩm có bắt buộc không?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quy trình các bước đăng ký bản quyền với cơ quan nhà nước không phải bắt buộc. Tuy nhiên, khi bạn thực hiện đăng ký thì sẽ đảm bảo tối ưu quyền lợi của mình, cụ thể như sau:
- Việc đăng ký sẽ chứng minh được ai có quyền sở hữu đối với tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra, bởi thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký – đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của tác phẩm (tham khảo khoản 3 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ)
- Được nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của bạn. Đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, tránh những hành vi với mục đích thu lợi nhuận bất hợp pháp khác
- Tác giả/chủ sở hữu tác phẩm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp xử lý đối với các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép, lạm dụng tác phẩm khi không được sự đồng ý của bạn,…
- Việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là một sự chứng nhận cho sự sáng tạo không ngừng nghỉ của tác giả, là phần thưởng xứng đáng và là sự động viên tinh thần làm việc đến tác giả – người sáng tạo.
Thủ tục đăng ký bản quyền diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước để đăng ký bản quyền diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ bản quyền (Mẫu 01 ban hành kèm Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT)
- Hai bản sao hợp lệ của tác phẩm đăng ký bản quyền.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.
- Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Giấy tờ đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Giấy tờ đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Theo Khoản 1 Điều 74 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ giấy tờ hồ sơ đăng ký bản quyền đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng)
Bước 3: Xem xét và ra quyết định
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả. Trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn (tham khảo Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ)
Trên đây là những tư vấn về thuật ngữ đăng ký bản quyền là gì. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn, vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995