Phần mềm là một loại tài sản sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ. Thông qua quá trình nghiên cứu, sáng tạo mỗi tác phẩm phần mềm ra đời đều là đứa con tinh thần mang nhiều quá trị. Ngoài ra, tính ứng dụng cao của phần mềm mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ sở hữu. Việc đăng ký bản quyền phần mềm giúp chủ sở hữu khẳng định quyền tác giả của mình, tránh các trường hợp sử dụng trái phép.
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Bảo hộ phần mềm như thế nào?
Bản quyền phần mềm được xác lập từ thời điểm nào?
Phần mềm máy tính có thể được hiểu là tất cả thông tin được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu. Như vậy, phần mềm máy tính bao gồm một hoặc nhiều chương trình máy tính và các dữ liệu liên quan, đây là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019:
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
…
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”
Là một trong những tác phẩm khoa học được bảo hộ quyền tác giả, bản quyền phần mềm cũng được xác lập theo quy tắc quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, bạn không bắt buộc phải đăng ký bản quyền phần mềm. Tuy tự xác lập quyền tác giả khi hoàn thành, nhưng quyền này vẫn bị giới hạn như sau:
- Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định
- Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ chương trình máy tính
Thực hiện các thủ tục đăng ký bản quyền để làm gì?
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm là thủ tục hết sức quan trọng. Tuy không bắt buộc, nhưng văn bằng xác nhận quyền tác giả là tài liệu pháp lý hợp pháp nhất để khẳng định quyền tác giả đối với tác phẩm. Đây là cách để bạn tự bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình trước các hành vi sử dụng trái phép, hoặc khi không may xảy ra tranh chấp quyền tác giả. Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả tác phẩm phần mềm theo mẫu
- Hai bản CD/DVD chứa tác phẩm phần mềm đăng ký quyền tác giả. Kèm theo bản mô tả chi tiết
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Ngoài ra, việc xác định quyền tác giả đối với phần mềm, chương trình máy tính còn theo quy tắc tại Điều 17 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
- “Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
- Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo chương trình máy tính có thể thỏa thuận về việc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp bản sao chương trình máy tính có thể làm một bản sao dự phòng, để thay thế khi bản sao đó bị mất, bị hư hỏng hoặc không thể sử dụng được.”
Chi tiết hơn về đăng ký bản quyền phần mềm và các vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ trao đổi ngay với đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn