Tác phẩm văn học được tạo nên từ các nghệ thuật ngôn từ. Đây chính là đứa con tinh thần của tác giả từ cả quá trình nỗ lực sáng tác trong thời gian dài. Đăng ký bản quyền tác phẩm văn học là bước đầu tiên để pháp luật công nhận, bảo hộ tác phẩm của bạn. Tuy thủ tục này không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng lại là thủ tục vô cùng quan trọng. Cùng Phan Law Vietnam tham khảo ngay các quy định pháp lý liên quan trong nội dung bài viết dưới đây.
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Đăng ký quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm văn học có được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Tác phẩm văn học là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019. Tác giả của tác phẩm văn học là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học. Một tác phẩm văn học hoàn toàn có thể được tạo nên từ nhiều đồng tác giả. Tuy nhiên, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Tuy tự được xác lập quyền, nhưng có thể thấy trên thực tế rất nhiều vục việc tranh chấp bản quyền tác giả xảy ra. Hầu hết tất cả các tranh chấp trên đều kéo dài và gây nhiều khó khăn vì không có bằng chứng cụ thể để chứng minh ai mới là tác giả, chủ sở hữu hợp pháp của tác phẩm. Để tránh các rắc rối không đáng có này, bạn nên tiến hành đăng ký bản quyền tác phẩm văn học của mình theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật.
Bảo vệ và khai thác tài sản sở hữu trí tuệ
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cần gì?
Khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm văn học của mình, bạn cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan….
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
3. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”
Trình tự nộp đơn đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn nộp đơn yêu cầu đến Cục Bản quyền Việt Nam. Cục Bản quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác phẩm. Được đặt trụ sở tại ba thành phố chính: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ thông qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp đến Cục Bản quyền
- Nộp gián tiếp thông qua đường bưu điện, thông qua cổng đăng ký trực tuyến của Cục
- Nộp đơn thông qua các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp.
Dù nộp đơn bằng hình thức nào, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ Cục Bản quyền cần phải cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Cục phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Để đội ngũ Luật sư của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về cách đăng ký bản quyền tác phẩm văn học, bạn có thể dành thời gian trao đổi trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn