Đăng ký bản quyền thương hiệu hay chính xác hơn là xác lập quyền tác giả cho bộ nhận diện thương hiệu. Tuy không phải là thủ tục bắt buộc từ pháp luật, nhưng đây lại là thủ tục hết sức quan trọng để bạn có thể phát triển và bảo vệ tài sản thương hiệu của mình. Phan Law Vietnam sẽ cung cấp các thông tin pháp lý hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục này chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.
>>> Tìm hiểu thêm về đăng ký thương hiệu trong bài viết: Đăng ký thương hiệu là gì? Quy trình đăng ký độc quyền thương hiệu
Bảo hộ bản quyền thương hiệu doanh nghiệp đúng cách
Bản quyền thương hiệu được xác lập như thế nào?
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tập trung phát triển bộ nhận diện thương hiệu của mình. Bộ nhận diện thương hiệu có thể là bao bì sản phẩm, logo công ty, slogan, câu chuyện doanh nghiệp… tất cả những tác phẩm, những đặc điểm để người khác có thể liên tưởng đến thương hiệu của mình khi gặp phải. Đăng ký bản quyền thương hiệu chính là thủ tục để bảo hộ bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Bản quyền hay chính xác hơn là quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo nên từ trí tuệ của con người. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2013:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm nhận diện thương hiệu, trên thực tế tác phẩm này đã được xác lập quyền tác giả đối với chủ sở hữu, tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để chứng minh được đâu là chủ sở hữu quyền tác giả khi xảy ra tranh chấp? Văn bằng chứng nhận đăng ký quyền tác giả có được sau khi thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là minh chứng tốt nhất trong trường hợp này.
Địa điểm đăng ký bản quyền cho thương hiệu
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ bản quyền?
Cục Bản quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng chứng nhận quyền tác giả. Cục Bản quyền có trụ sở chính tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Cụ thể:
- Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội. Điện thoại: 024.38 234 304. Fax: 024.38 432 630. Email: cbqtg@hn.vnn.vn
- TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3. Điện thoại: 028. 39 308 086. Fax: 028. 39 308 087. Email: covhcm@vnn.vn
- Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu. Điện thoại: 023.63 606 967. Email: covdanang@vnn.vn
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu trực tiếp đến Cục bản quyền hoặc văn phòng đại diện của Cục. Ngoài ra, trong trường hợp ở xa bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ qua đường bưu điện; nộp hồ sơ trực tuyến thông qua hệ thống; nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu trí tuệ.
Chuẩn bị hồ sơ bảo hộ quyền tác giả chính xác
Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả được hướng dẫn cụ thể tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2013. Thành phần hồ sơ bao gồm một số các tài liệu pháp lý sau:
- Đơn đề nghị đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền Việt Nam
- Mẫu tác phẩm đăng ký bảo hộ quyền tác giả
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn đăng ký bản quyền thương hiệu tại địa chỉ mà Phan law Vietnam đã chia sẻ ở nội dung trên. Trường hợp bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy liên hệ ngay với đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn