Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tác phẩm truyện ngắn của tôi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả của Cục Bản quyền tác giả. Tuy nhiên, tôi phát hiện có một nhà xuất bản đã tự ý sao chép phát hành truyện ngắn của tôi mà không xin phép. Tôi có yêu cầu họ chấm dứt hành vi trên, nhưng họ lại cho rằng tác phẩm đó là của một tác giả khác và họ đã xin phép người đó. Tôi muốn nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi là tôi có thể nộp đơn yêu cầu Cục Bản quyền tác giả giải quyết tranh chấp hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Khi nào cá nhân có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?
Quy trình đăng ký bản quyền cho tác phẩm?
Đơn đăng ký quyền tác giả của doanh nghiệp có cần Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sao y?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có có độc quyền trong việc khai thác và sử dụng tác phẩm do mình sáng tác ra hoặc sở hữu và không ai được phép khai thác, sử dụng khi chưa được phép của họ. Hành vi khai thác, sử dụng của bất cứ tổ chức, cá nhân nào không phải là chủ thể quyền mà không được phép của chủ thể quyền (trừ một số trường hợp ngoại lệ) thì được xem là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả.
Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (xem thêm tại Điều 198 Luật SHTT).
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, hành vi nhà xuất bản phát hành tác phẩm mà không xin phép tác giả đã vi phạm quyền tác giả, bạn có thể yêu cầu họ chấm dứt hành vi, bồi thường, trả tiền nhuận bút. Nếu không chấm dứt hành vi bạn có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Về cơ bản, tranh chấp về sở hữu trí tuệ đều là các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp cả hai bên tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì theo quy định tại khoản 2, Điều 30 của Bộ luật tố tụng Dân sự thì vụ tranh chấp được coi là tranh chấp về kinh doanh thương mại. Những tranh chấp về sở hữu trí tuệ sẽ được giải quyết bởi tòa án nhân dân cấp huyện (Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương). Đối với tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì sẽ được xét xử bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Cục Bản quyền tác giả là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý quyền tác giả, quyền liên quan như: cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật;…
Như vậy, Cục Bản quyền tác giả không có chức năng giải quyết tranh chấp quyền tác giả. Bạn chỉ có thể nộp đơn yêu cầu tới Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết tranh chấp cho mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ xử lý xâm phạm bản quyền tác giả, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn