Để đảm bảo quyền lợi của mình, các tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm đã cùng nhau thỏa thuận, thành lập một tổ chức đại diện bảo vệ cho quyền tác giả, cụ thể đó là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan (Khoản 1 Điều 56 Luật sở hữu trí tuệ).
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Thủ tục đăng ký bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Tổ chức này có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm liên quan đến quyền được hưởng thù lao, tiền bản quyền tác phẩm. Cũng như hỗ trợ giải quyết các tranh chấp xung quanh vấn đề bản quyền.
Một trong những tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đó là Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam – VCPMC (Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 19/2002/QĐ-NS). Đây là một tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc, một đơn vị trực thuộc Hội Nhạc Sỹ Việt Nam. Nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc Việt nam, làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác giả âm nhạc.
Theo Khoản 2 Điều 5 Quyết định số 19/2002/QĐ-NS thì Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc nếu tác phẩm đó là của thành viên Trung tâm (chủ sở hữu quyền tác giả có hợp đồng uỷ thác với Trung tâm) và được thành viên của Trung tâm ủy thác việc cấp phép sử dụng cho tổ chức, cá nhân muốn khai thác, sử dụng.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về có thể xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc thông qua trung tâm bảo vệ bản quyền âm nhạc? Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn