Âm nhạc là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Đây chính là thứ gia vị quan trọng cho tâm hồn của mỗi con người. Việc sáng tạo và phát triển âm nhạc luôn là công việc không ngừng nghỉ của các nhà sáng tác, những nghệ sĩ… Mỗi bản nhạc là đứa con tinh thần mang ý nghĩa rất lớn đối với người sáng tác cũng như chủ sở hữu. Đăng ký bản quyền âm nhạc là bước đệm quan trọng để bạn có thể bảo hộ, khai thác và phát triển những tác phẩm của mình.
>> Tìm hiểu bài viết về đăng ký bản quyền: Hướng dẫn đăng ký bản quyền thương hiệu
Bảo vệ tác phẩm nghệ thuật âm nhạc
Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, tác phẩm âm nhạc được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Pháp luật cũng định nghĩa chi tiết về tác giả tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP:
“1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.”
Thủ tục đăng ký bản quyền âm nhạc thực tế không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đây lại là thủ tục hết sức quan trọng. Để nộp đơn xin đăng ký bảo hộ, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc
Sau khi đăng ký bản quyền âm nhạc thành công, bạn có thể hoàn toàn an tâm trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả được nêu rõ tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 bao gồm:
- “Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Chi tiết hơn về cách đăng ký bản quyền âm nhạc và các phương thức để bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ này này, bạn có thể trực tiếp trao đổi cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – 1900.599.995
Email: info@phan.vn