Đối với một số tác phẩm vì có các yếu tố khác nhau mà chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó không phải là những chủ thể góp phần hình thành nên tác phẩm hay do bất kỳ hình thức nào. Mà đối với những tác phẩm đó thì chủ sở hữu quyền tác giả cũng trở nên đặc biệt hơn. Nhà nước sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả trong những trường hợp đó.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Thủ tục đăng ký bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
- Tác phẩm khuyết danh
- Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản
- Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
Việc sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm. Tuy nhiên không phải vì thế mà những tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước được sử dụng một cách ngẫu nhiên. Sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này trước hết cần đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó:
– Tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo tác phẩm là đại diện Nhà nước – chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này phải được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.
– Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi đáp ứng được các điều kiện này thì những chủ thể sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước mới được xem là hợp pháp.
Nếu bạn vẫn có những thắc mắc cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ với Phan Law Vietnam để được hướng dẫn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn