Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Hiện tại công ty của tôi đang thiết kế một phần mềm kế toán cho riêng mình. Chúng tôi khá quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền cho phần mềm này, tuy nhiên lại chưa biết phải bảo hộ theo loại tác phẩm nào. Mong bạn có thể tư vấn về vấn đề này giúp tôi nhé.
Xin chân thành cảm ơn.
Quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả?
Sách in nhưng không ghi tên tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả?
Tác giả có quyền khởi kiện khi tác phẩm của mình bị chỉnh sửa hay không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Dưới khía cạnh pháp lý, phần mềm kế toán được xếp vào loại hình tác phẩm chương trình máy tính. Với hiệu suất sử dụng ngày càng cao hiện nay, việc bảo hộ bản quyền phần mềm kế toán ngày càng được chú trọng. Theo quy định tại điểm m khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, chương trình máy tính là đối tượng tác phẩm được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Theo quy định chung về căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ, khi ý tưởng của bạn mang tính sáng tạo, đột phá và thể hiện dưới hình thức cụ thể (trong trường hợp này là phần mềm kế toán) thì đồng nghĩa với việc tác phẩm này của bạn đã tự động xác lập quyền tác giả dưới hình thức chương trình máy tính mà không cần phải trải qua quá trình đăng ký bảo hộ như đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề xác minh chủ sở hữu, tác giả chính xác của phần mềm kế toán lại là một vấn đề khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, hầu như mọi cá nhân, tổ chức đều chọn đăng ký bảo hộ bản quyền đối với phần mềm của mình. Chi tiết hơn về cách thức tiến hành bảo hộ phần mềm kế toán dưới hình thức tác phẩm chương trình máy tính, bạn có thể dành chút thời gian tham khảo tại trang https://phan.vn hoặc liên hệ ngay với Phan Law thông qua các phương thức dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn