Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Vậy quy định pháp luật về nhãn thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu về nhãn thuốc bảo vệ thực vật trpng bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Các lợi ích khi đăng ký bản quyền tác giả
>> Mua bản quyền theo quy định luật SHTT
>> Quyền tác giả và công bố tác phẩm theo pháp luật hiện hành
Nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Điều 71 quy định Bao gói, nhãn thuốc bảo vệ thực vật trong Luật bảo vệ và kiểm định thực vật năm 2013 như sau:
– Bao gói thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Vật liệu phải bền chắc, không bị thuốc bảo vệ thực vật chứa bên trong ăn mòn, phá hủy, rò rỉ, phát tán thuốc ra ngoài;
- Không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc bảo vệ thực vật;
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bao gói thuốc bảo vệ thực vật hoặc tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật công bố áp dụng;
- Không gây nguy hiểm cho người, động vật và môi trường.
– Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường phải có nhãn đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Ngôn ngữ bằng tiếng Việt;
- Chứa thông tin đầy đủ hướng dẫn người sử dụng thuốc an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hàng hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);
- Nhãn thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với nội dung mẫu nhãn đã đăng ký với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy cách, vật liệu, kiểm tra, kiểm định bao gói thuốc và hướng dẫn cụ thể việc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, theo Điều 63 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật như sau:
» Thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định về nhãn hàng hóa tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, hướng dẫn của Hệ thống hàng hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) và của Thông tư này.
» Mức độ nguy hại của thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật và Phiếu an toàn hóa chất của thuốc bảo vệ thực vật. Phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của GHS, dựa trên nguy hại vật chất; mức độ nguy hại ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. Chi tiết các nhóm phân loại nguy hại thuốc bảo vệ thực vật quy định chi tiết tại Phụ lục XXXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
Màu sắc, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
Theo Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định về màu sắc, ngôn ngữ, cách trình bày của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Màu sắc:
- Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng;
- Chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn (ví dụ: đen – trắng, đen – vàng nhạt, nâu đậm – trắng, xanh tím than – trắng);
- Màu nền nhãn không được trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.
Cách trình bày:
- Cỡ chữ tối thiểu của nhãn là 8 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương);
- Không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn;
- Nếu in các hình ảnh, hình vẽ minh họa sinh vật gây hại hoặc cây trồng trên nhãn thì chỉ in các đối tượng đã được đăng ký;
- Không in hình chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn;
- Tên hoạt chất chỉ được ghi trên nhãn ở mục “thành phần”.
Ngôn ngữ trình bày trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
– Ngôn ngữ ghi trên nhãn là tiếng Việt;
– Những nội dung sau có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La-tinh:
- Tên thông thường của hoạt chất;
- Tên thông thường hoặc tên khoa học các thành phần, thành phần định lượng của thuốc trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
- Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
Điều 67. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật
1. Nội dung ghi trên nhãn phải trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của thuốc bảo vệ thực vật (kể cả tờ hướng dẫn sử dụng), đúng với quy định tại Mục 2 của Chương này và Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
2. Việc thay đổi các nội dung ghi trên nhãn phải được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận
Các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm trong Điều 68 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT bao gồm:
- Tên thương phẩm;
- Loại thuốc;
- Dạng thành phẩm;
- Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất;
- Định lượng;
- Số đăng ký;
- Ngày sản xuất;
- Số lô sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Xuất xứ
- Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
- Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Thông tin về mối nguy;
- Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;
- Tên, hàm lượng của dung môi, phụ gia làm thay đổi độ độc cấp tính của thuốc thành phẩm (nếu có).
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư