Nhãn hiệu hàng hóa là phương thức để người tiêu dùng có thể phân biệt, đánh giá giữa hàng hóa của các đơn vị cung cấp khác nhau. Nếu không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đúng cách, thương hiệu của bạn có thể sẽ gặp phải những xâm phạm không đáng có, gây mất uy tín thậm chí có thể mất trắng thương hiệu mà mình đã gầy dựng.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu quốc tế: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2021
>> Các bước đăng ký thương hiệu logo
>> Trình tự trả kết quả đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu để nhận biết hàng hóa thuộc thương hiệu nào. Nhãn hiệu là bộ nhận diện thương hiệu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất khi hoạt động phát triển kinh doanh. Đây là loại tài sản sở hữu trí tuệ vô cùng đặc biệt và rất dễ bị các đối tượng xấu xâm phạm, sử dụng với mục đích không tốt.
Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như thế nào?
Bạn có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp cho đối tượng nhãn hiệu của bạn.
Điều kiện được bảo hộ của nhãn hiệu
Để nhãn hiệu hàng hóa được công nhận bảo hộ, bạn cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Ngoài ra, các dấu hiệu thể hiện trong nhãn hiệu hàng hóa không được trùng, tương tự hay gây nhầm lẫn với các đối tượng tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- 05 Mẫu nhãn hiệu (mẫu nhãn hiệu có kích thước tối đa là 80mm và tối thiểu là 8mm).
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)’
- Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Cần lưu ý, mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn
Cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Cục Sở hữu trí tuệ và các văn phòng đại diện của Cục là điểm tiếp nhận đơn hợp lệ trên lãnh thổ Việt Nam với địa chỉ:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn
Bạn có thể trực tiếp nộp hồ sơ giấy hoặc gửi hồ sơ thông qua các dịch vụ bưu điện đến các địa điểm trên. Ngoài ra, trong trường hợp có chứng thư số và chữ ký số, bạn có thể đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Chi tiết hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và các phương thức bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể tham khảo thêm những bài viết trên trang https://phan.vn hoặc trực tiếp dành thời gian trao đổi cùng các luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư