Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 và mới đây là năm 2022 có quy định về kiểu dáng công nghiệp như sau:
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp
Như vậy có thể hiểu, “Kiểu dáng công nghiệp” là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm và công nghiệp để mô tả hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm được thiết kế để lắp ráp thành một sản phẩm phức tạp hơn. Đây là một khía cạnh quan trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm, ảnh hưởng đến cả về mặt thị giác và trải nghiệm người sử dụng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Theo đó, kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Cho nên, kiểu dáng công nghiệp cũng là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là rất cần thiết và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký hành chính được thực hiện bởi Cục Sở hữu Trí tuệ. Nói một cách khác, đây là quy trình mà chủ sở hữu thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ để đạt được văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng của họ.


Điều kiện được cấp bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp
Để được cấp bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: Có tính mới, sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp và có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn.
Ngoài ra, thời gian bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp được gia hạn và được gia hạn thêm 02 lần liên tiếp nhau, mỗi lần là 05 năm. Do đó, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu có thể sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian có thể lên đến tối đa 15 năm.
Xem thêm: Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như thế nào?
Tư vấn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ kiểu dáng công nghiệp cần phải tra cứu kiểu dáng công nghiệp để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó, để khi đăng ký đớ tốn thời gian nếu chẳng may bị trùng với kiểu dáng công nghiệp mà người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần có các laoij giấy tờ sau:
– Hai tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Nhiều người sở hữu chung kiểu dáng công nghiệp, đánh dấu x vào nội dung yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ cho các chủ đơn khác trên Tờ khai.
– Một bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có): Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp; phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và gồm các nội dung sau:
- Tên sản phẩm/bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế (theo Thoả ước Locarno);
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;
- Ảnh chụp hoặc hình vẽ.
- Bản chất và đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
– Bốn bộ ảnh chụp/bản vẽ:
- Phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.
- Phải theo cùng một tỉ lệ.
- Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.
- Phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đơn nộp thông qua đại diện.
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác); quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
– Chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Ra Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức và nội dung đơn, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bên cạnh đó, nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do như không có thời gian hoặc không am hiểu các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, Quý khách có thể liên hệ với một dịch vụ pháp lý uy tín để được tư vấn cũng như hỗ trợ đăng ký. Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam cũng là một trong nhưng đơn vị đứng đầu về cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ trong đó có đăng ký kiểu dáng công nghiệp một cách nhanh chóng, đúng quy trình và giá cả phù hợp với mọi người.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến thừa kế Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư