Tác phẩm phái sinh được hiểu là tác phẩm do cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, gồm tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (tham khảo Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).
>> Tìm hiểu thêm thủ tục đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Do tác phẩm phái sinh dựa vào tác phẩm gốc để hình thành nên ngoài điều kiện bảo hộ giống tác phẩm gốc, cụ thể là tác phẩm được sáng tạo ra, được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định thì còn phải thỏa mãn điều kiện không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc (tham khảo Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ).
Cả tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc đều được bảo hộ quyền tác giả một cách tự động mà không cần tiến hành đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả (tham khảo Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Khi đó, hai loại tác phẩm này đều được bảo hộ hai quyền cơ bản và quan trọng của quyền tác giả, đó là quyền nhân thân và quyền tài sản.
Như vậy, điều kiện bảo hộ của tác phẩm phái sinh khác tác phẩm gốc là có thêm điều kiện không được gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc nhưng đều được hưởng quyền tác giả giống nhau.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về tác phẩm phái sinh bảo hộ khác tác phẩm gốc hay không? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn