Để bảo vệ cho các tác phẩm của mình trước các mối nguy hại xâm phạm trái pháp, bạn nên tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật. Thủ tục này sẽ giúp bạn tạo dựng nên nền tảng pháp lý vững chắc để có thể yên tâm khai thác các giá trị từ tác phẩm mang lại. Tham khảo thêm một số thông tin pháp lý về vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền:Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Xem thêm:
>> Đăng ký bản quyền logo thương hiệu hiệu quả
>> Cách đăng ký bản quyền kênh youtube
>> Làm sao để đăng ký bản quyền nhanh nhất?
Các quy định về bảo hộ quyền tác giả
Bản quyền tác giả là gì?
Bản quyền hay chính xác hơn là quyền tác giả, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được xác lập dựa trên cơ chế tự động theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
Ai có quyền đăng ký bản quyền tác giả?
Không phải ai cũng có thể thực hiện đăng ký bản quyền tác giả. Để tiến hành thủ tục này, ngoài việc đáp ứng điều kiện về chủ thể đăng ký, bạn còn cần xác định xem tác phẩm của mình có được bảo hộ quyền tác giả hay không.
Chủ thể thực hiện đăng ký quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2013, những chủ thể sau mới được bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm:
“1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhưng không bao gồm những đối tượng quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm
Tuy không phải là thủ tục bắt buộc, những pháp luật khuyến khích chủ sở hữu, tác giả đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình. Để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm, bạn phải nộp hồ sơ theo trình tự bắt buộc.
Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
“a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[19] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung”
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả. Cục Bản quyền là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý, cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra, Cục Bản quyền có hai văn phòng đại diện để hỗ trợ tiếp nhận, xử lý đơn đăng ký từ khắp cả nước.
- Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội
- Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- Văn phòng tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Để đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam có thể tư vấn chi tiết hơn cho bạn trong việc đăng ký bản quyền, bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình; hãy liên hệ trao đổi với chúng tôi thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995