Đăng ký bản quyền nhanh chóng cho tác phẩm của mình sẽ giúp bạn an tâm tập trung sáng tạo, khai thác các giá trị từ tác phẩm mà không lo ngại về những hành vi xâm phạm trái phép bên ngoài. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
>>> Tìm hiểu thêm về đăng ký thương hiệu trong bài viết: Đăng ký thương hiệu là gì? Quy trình đăng ký độc quyền thương hiệu
Xem thêm:
Đăng ký bản quyền thiết kế như thế nào?
Đăng ký bản quyền logo thương hiệu hiệu quả
Tư vấn chi tiết về đăng ký bản quyền logo
Bảo vệ quyền tác giả cho tác phẩm
Thủ tục đăng ký bản quyền là gì?
Thủ tục đăng ký bản quyền là việc chủ sở hữu tác phẩm, tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết đến Cục bản quyền tác giả để được pháp luật công nhận và bảo hộ cho tác phẩm của mình. Sau khi được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, chủ sở hữu, tác giả tác phẩm sẽ được độc quyền sử dụng, khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm tại Việt Nam.
Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền nhanh nhất
Để tiến hành đăng ký bản quyền nhanh nhất, bạn cần nắm rõ quy trình thực hiện và những điều kiện đi kèm. Trước hết cần xác định được hai yếu tố sau
Chủ thể nào được đăng ký bản quyền?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được nộp đơn yêu cầu bảo hộ tác phẩm bao gồm:
- “Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả
Nếu bạn là chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm của mình, hãy tiếp tục chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ:
“a)Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[18] quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.”
Loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Quyền tác giả thực chất bao gồm hai loại quyền sau:
Quyền nhân thân của quyền tác giả
Là những quyền đi đôi với tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm như:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản của quyền tác giả
Quyền tài sản thể hiện giá trị kinh tế từ tác phẩm. Quyền tài sản thường sẽ thuộc về chủ sở hữu của quyền tác giả để có thể thực hiện các hoạt động khai thác.
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Trên đây là một số thông tin pháp lý để bạn có thể nắm bắt và thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền nhanh nhất. Trong trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào, hãy trực tiếp liên hệ trao đổi ngay với các luật sư của Phan Law Vietnam theo các phương thức dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995