Trong thời buổi nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Việc tạo nên được dấu ấn riêng cho chính doanh nghiệp/công ty của mình là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Thông qua việc đăng ký bản quyền logo cũng là một cách. Nhưng để tiến hành thủ tục đăng ký độc quyền logo thì không phải tổ chức, cá nhân nào cũng biết cách thực hiện. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn chi tiết cho các bạn về vấn đề này. Mong rằng bài viết dưới đây có thể hỗ trợ được các bạn trong việc đăng ký logo với cơ quan nhà nước một cách hiệu quả.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký bản quyền: Đăng ký bản quyền là gì? Có bắt buộc đăng ký bản quyền tác phẩm?
Tư vấn chi tiết về đăng ký bản quyền logo
Xem thêm:
Đăng ký bản quyền sáng chế theo quy định pháp luật
Đăng ký bản quyền logo cá nhân được không?
Đăng ký bản quyền hình ảnh như thế nào?
Logo được bảo hộ độc quyền như thế nào hiện nay?
Trong thực tế hiện nay, logo có thể được bảo hộ độc quyền dưới hai hình thức khác nhau, cụ thể đó là:
Thứ nhất, được bảo hộ bản quyền
Bảo hộ bản quyền (bảo hộ quyền tác giả) dưới dạng của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả hiện nay được phát sinh kể từ khi logo được tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Thứ hai, được bảo hộ độc quyền dưới dạng nhãn hiệu
Nhãn hiệu – đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ, tức là phải đi đăng ký mới được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Hình thức đăng ký logo độc quyền
Quy trình đăng ký logo độc quyền diễn ra như thế nào?
Quy trình các bước để đăng ký logo độc quyền (bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả) được diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký cho cơ quan có thẩm quyền
Tác giả sáng tạo ra logo, chủ sở hữu logo trực tiếp hoặc ủy quyền cho chủ thể khác đến trụ sở của Cục Bản quyền tác giả hay Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Đà Nẵng nộp một bộ hồ sơ đăng ký.
Lưu ý: Có thể nộp trực tiếp hồ sơ hoặc qua đường bưu điện
Bước 2: Xem xét hồ sơ đăng ký và ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ
Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục sẽ cấp GCN đăng ký quyền tác giả. Nếu bị từ chối cấp GCN đăng ký quyền tác giả thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Đăng ký bản quyền logo năm 2020 diễn ra như thế nào?
Đầu tiền, các bạn sẽ nộp đơn đăng ký bản quyền logo đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Sau đó, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký bảo hộ của các bạn và ra quyết định có cấp văn bằng bảo hộ không. Cụ thể đó là:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn: Kiểm tra đơn đăng ký logo có tuân thủ các quy định về hình thức.
- Công bố đơn đăng ký: Sau khi đã có quyết định chấp thuận đơn đăng ký là hợp lệ, đơn sẽ được công bố công khai trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định về mặt nội dung đơn: Đánh giá khả năng sẽ được bảo hộ của logo trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
- Ra quyết định về việc đồng ý cấp GCN bảo hộ hoặc từ chối cấp: Khi không đáp ứng được tất cả các yêu cầu bảo hộ thì sẽ bị từ chối cấp GCN. Nếu đáp ứng được tất cả các yêu cầu về bảo hộ và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Trên đây là những vấn đề khái quát về đăng ký bản quyền logo và các vấn đề liên quan. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995